Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trường phổ thông giảng dạy và học tập trên môi trường số

Tạp Chí Giáo Dục

UBND TP.HCM va ban hành kế hoch trin khai thc hin đ án “Xây dng xã hi hc tp giai đon 2021-2030” năm 2023 trên đa bàn TP.HCM, trong đó đt mc tiêu 40% trưng ph thông, thưng xuyên phi t chc qun lý, ging dy trên môi trưng s năm 2023.


TP.HCM đt mc tiêu năm 2023 có 40% trưng ph thông, thưng xuyên t chc ging dy, qun lý trên môi trưng mng

Ging dy và hc tp trên môi trưng s

Theo đó, TP.HCM đặt mục tiêu tiếp tục và tạo chuyển biến cơ bản việc xây dựng xã hội học tập trong năm 2023, đảm bảo mục tiêu đến năm 2030 mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng trong việc tiếp cận hệ thống giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt, liên thông, hiện đại với nhiều mô hình, phương thức và trình độ đào tạo, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Trong đó, đặt mục tiêu duy trì bền vững kết quả 100% các quận, huyện và thành phố trực thuộc đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; 100% các quận, huyện và thành phố trực thuộc hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo; 100% các quận, huyện và thành phố trực thuộc đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3; 100% các quận, huyện và thành phố trực thuộc đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, trong đó có 80% các quận, huyện và thành phố trực thuộc đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

Kế hoạch cũng đặt mục tiêu 50% số người trong độ tuổi lao động được trang bị năng lực thông tin; 50% số người trong độ tuổi lao động được trang bị kỹ năng sống; 25% dân số từ 15 tuổi trở lên được đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó 12% dân số có trình độ đại học trở lên.

Đặc biệt, phấn đấu 70% các trường đại học trên địa bàn thành phố có triển khai đại học số và xây dựng học liệu số; 40% các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác triển khai hoạt động quản lý, giảng dạy và học tập trên môi trường số; 100% trung tâm học tập cộng đồng được trang bị máy tính có kết nối mạng; Mỗi quận huyện và TP.Thủ Đức có ít nhất 1 trung tâm học tập cộng đồng chọn làm điểm để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức hoạt động giáo dục. Thiết lập mạng lưới kết nối giữa trung tâm học tập cộng đồng điểm với các đối tượng liên quan ở địa phương và các cấp quản lý nhằm hỗ trợ người dân tham gia học tập.

Ngoài ra, đặt mục tiêu TP.HCM trở thành thành viên của mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO…


Các cơ s giáo dc phi đưa vic tri nghim, tương tác trên môi trưng s tr thành hot đng thiết yếu ca c thy và trò

Để đạt được các mục tiêu trên, kế hoạch nêu rõ 8 nhiệm vụ và giải pháp: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về xây dựng xã hội học tập; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, công tác quản lý của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, đồng bộ với MTTQ, các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội; Thực hiện các cơ chế, chính sách về xây dựng xã hội học tập; Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời; Đẩy mạnh hoạt động các trung tâm học tập cộng đồng; Tổ chức các phong trào, cuộc vận động để thúc đẩy học tập suốt đời; Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và phát triển công nghệ đào tạo mở và từ xa; Tổ chức kiểm tra, giám sát.

Tương tác trên môi trưng s tr thành hot đng giáo dc thiết yếu

Đẩy mạnh ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục thường xuyên, các thiết chế văn hóa.

Cơ sở giáo dục đại học: Tiếp tục đẩy mạnh phát triển đào tạo từ xa, tập trung phát triển áp dụng các công nghệ đào tạo từ xa tiên tiến nâng cao chất lượng đào tạo từ xa, chú trọng công tác kiểm định chương trình đào tạo từ xa cấp văn bằng. Tăng cường xây dựng, khai thác, tích hợp, chia sẻ nguồn tài nguyên giáo dục mở, học liệu mở với các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Đa dạng phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, đa dạng, linh hoạt gắn với khung trình độ quốc gia Việt Nam và thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đẩy mạnh các hình thức đào tạo vừa làm vừa học, đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn để giúp người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn, người khuyết tật, người nội trợ, người cao tuổi dễ dàng tiếp cận với giáo dục nghề nghiệp để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho công nhân, người lao động.

Cơ sở giáo dục thường xuyên: Đa dạng nội dung giáo dục, đào tạo, đổi mới mạnh mẽ các phương thức giảng dạy và học tập kết hợp với việc ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thông tin, mạng xã hội và khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở để mở rộng tiếp cận và nâng cao chất lượng học tập cho mọi người dân.

Cơ sở giáo dục phổ thông: Đổi mới căn bản phương thức quản lý Nhà nước về giáo dục, quản trị cơ sở giáo dục theo hướng tinh gọn, hiệu quả, minh bạch với dữ liệu, công nghệ số là nền tảng và công cụ quản trị chủ yếu.

Đổi mới mạnh mẽ phương thức dạy và học, hình thức kiểm tra, đánh giá, đưa tương tác, trải nghiệm trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thiết yếu, hàng ngày với mỗi người học và mỗi nhà giáo, nâng cao năng lực tự học của người học.

Các thiết chế văn hóa: Đổi mới phương thức, mô hình hoạt động và cung ứng sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ học tập trên nền tảng công nghệ số; tăng cường hợp tác trong tạo lập và chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các thiết chế văn hóa và các cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức hỗ trợ người dân học tập suốt đời.

Đ Yến Hoa

Bình luận (0)