Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trường THCS Hà Huy Tập – Q.Bình Thạnh: Trường học hạnh phúc từ gắn kết thầy trò

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng gi hc gn kiến thc vi thc tế, nhng sân chơi hc sinh đưc “cháy hết mình”… là trái ngt ca mô hình trưng hc hnh phúc đang đưc Trưng THCS Hà Huy Tp (qun Bình Thnh) xây dng trong nhng năm hc qua.

Cô trò cùng gắn kết trong các sân chơi 

Mnh dn đi mi phương pháp

Cô Hứa Thị Diễm Trâm – Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập (quận Bình Thạnh) nhìn nhận Chương trình GDPT 2018 trao quyền để giáo viên được chủ động trong đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá, là thuận lợi để xây dựng trường học. Từ đó, với vai trò là người “thuyền trưởng” của đơn vị, cô Trâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo của đội ngũ trong dạy và học, đáp ứng với mục tiêu của Chương trình GDPT 2018.

Một mặt nhà trường tổ chức tập huấn cho đội ngũ về đổi mới phương pháp giảng dạy; ứng dụng CNTT trong dạy và học; thiết kế bài giảng số, áp dụng phương pháp giáo dục STEM…, một mặt nhà trường tạo môi trường mở để giáo viên được chủ động thiết kế giờ học và hoạt động giáo dục phù hợp với mục tiêu của bài học. Những khoảng sân trống của trường được thay bằng những không gian sáng tạo như ruộng lúa, khu vườn sách… không chỉ làm mới cảnh quan sân trường mà còn trở thành “chất liệu” đi vào trong bài học của nhiều môn học, tạo ra các lớp học mở, mang đến cách tiếp cận mới mẻ của bài học.

Giờ học toán gắn với thực tế của học sinh Trường THCS Hà Huy Tập

Bên cạnh đó, nhà trường cũng khuyến khích giáo viên mạnh dạn ứng dụng phương pháp giáo dục STEM đưa kiến thức bài học vào thực tế, giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với kiến thức, mang đến giờ học thú vị…

Với không gian vườn sách, trong năm học này còn được Trường THCS Hà Huy Tập xây dựng thành CLB Tâm lý vườn sách, gồm các thầy cô giáo trong trường cùng tham gia CLB, nhằm lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với những suy nghĩ, câu chuyện của học sinh hàng ngày. Mỗi tháng một chuyên đề tâm lý dành cho học sinh quan tâm đến CLB…

Học sinh nhà trường tham gia trong nhiều CLB để phát triển kỹ năng, năng khiếu. Trong hình là học sinh CLB Nhiếp ảnh của trường

Theo cô Trâm, để việc đổi mới giáo dục trở nên nhẹ nhàng, nhà trường đi từ chính các thiết chế văn hóa của trường. Bắt đầu từ những điều gần gũi để đội ngũ cảm thấy đổi mới môn học không phải là những điều đao to búa lớn mà đơn giản chỉ là bắt đầu từ chính những điều gần gũi, đơn giản. “Đối với đổi mới giáo dục, để thành công thì quan trọng hơn cả là phải thay đổi được tư duy cho đội ngũ, để làm sao mỗi thầy cô đều nhìn nhận rằng đổi mới giáo dục là điều cần thiết, bắt buộc, phải làm và làm trong niềm vui, say mê để tạo ra các giờ học thực chất, hạnh phúc nhất chứ không phải là bắt buộc. Khi xây dựng trường học hạnh phúc thì thầy cô phải hạnh phúc mới có thể mang đến những giờ học hạnh phúc, rộn ràng cho học sinh được” – cô Trâm nói.

Kết ni hc sinh bng nhng hot đng “cháy hết mình”

Những ngày này, các giải thể thao học sinh trong hội thao cấp trường đang được diễn ra tại Trường THCS Hà Huy Tập đã mang đến không khí rộn ràng, sôi nổi cho trường vào mỗi giờ ra chơi. Sau những giờ học trên lớp, học sinh, giáo viên lại cùng hòa ra sân trường, cùng reo hò, cổ vũ các đội thi đấu, tiếng cười rộn khắp sân trường…

Sân chơi thể thao tạo trường học hạnh phúc

Để xây dựng trường học hạnh phúc, cô Hứa Thị Diễm Trâm cho biết, nhà trường tạo ra đa dạng các hoạt động để học sinh được tham gia, trải nghiệm, qua đó phát huy khả năng, năng lực của mỗi em, trang bị thêm cho các em nhiều kỹ năng bổ ích. Đặc biệt, với những sân chơi đó, giáo viên của trường cũng cùng hòa nhịp, từ đó gắn kết với học sinh.

“Trường học hạnh phúc thì mỗi học sinh phải hạnh phúc khi đến trường. Muốn vậy thì ở trường học các em phải có các mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, thầy cô để có những giờ học vui vẻ, những giờ chơi thoải mái. Từ chính các sân chơi, hoạt động trải nghiệm trong môn học và hoạt động rèn luyện sẽ là cầu nối để kết nối, gắn kết học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên. Khi cô trò đến gần được với nhau thì các em sẽ dễ dàng chia sẻ, mở lòng với giáo viên những tâm tư, nguyện vọng, vấn đề mình đang gặp phải để thầy cô cùng gỡ khó. Đây là nền tảng để tạo ra lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc và giúp nhà trường thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018…” – cô Hứa Thị Diễm Trâm – Hiệu trưởng Trường THCS Hà Huy Tập bày tỏ.

Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)