Giờ sinh hoạt báo cáo chuyên đề “Suy nghĩ an toàn và hành vi an toàn” của thầy trò Trường THCS Nguyễn Du (Q.Gò Vấp)
|
Nhiều năm qua, Trường THCS Nguyễn Du (Q.Gò Vấp) được đánh giá là một trong những đơn vị xuất sắc của ngành GD-ĐT quận nói riêng và TP.HCM nói chung. Từ kết quả đạt được, tập thể sư phạm nhà trường tiếp tục khẳng định chất lượng đào tạo toàn diện.
Đổi mới mạnh mẽ
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tăng quyền chủ động của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị của nhà trường của đội ngũ cán bộ quản lý là một trong những phương hướng nhà trường đặt lên hàng đầu. Qua đó, tạo điều kiện để các đơn vị chủ động, linh hoạt trong việc thực hiện chương trình; xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực HS thông qua việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng tinh giản; xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và khả năng của HS.
Bên cạnh tham gia thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường còn đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức liên môn, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của HS.
Song song đó, trường đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học. Đổi mới nội dung dạy và học môn tin học theo hướng hiện đại, thiết thực và có định hướng trên nền mã nguồn mở. Triển khai chương trình tin học ứng dụng theo mô đun kiến thức. Thực hiện qui định chuẩn kiến thức về CNTT đối với giáo viên và HS. Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HS, bảo đảm trung thực, khách quan…
Tăng cường đổi mới phương thức giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp theo tinh thần lồng ghép và tích hợp; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật; giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe của HS; tăng cường công tác quản lý, phối hợp với chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực và tệ nạn xã hội trong HS.
Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: Giáo dục về năng lực chuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực của HS; quan tâm phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, giáo viên chủ nhiệm lớp; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho HS…
Những nhiệm vụ chủ yếu
Phát triển số lượng và nâng cao chất lượng phổ cập THCS với những nội dung cụ thể: Huy động 100% HS lớp 5 hoàn thành chương trình bậc tiểu học nhập học lớp 6; Thường xuyên tuyên truyền giáo dục hình thành trong HS ý thức chuyên cần trong học tập, tham gia học tập đầy đủ, nghỉ học có xin phép; Giáo viên chủ nhiệm nắm rõ hoàn cảnh của HS lớp chủ nhiệm; quan tâm đến những HS có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời giúp đỡ, động viên các em, không để xảy ra tình trạng HS nghỉ bỏ học. Phân công những giáo viên có năng lực, kinh nghiệm, vững chuyên môn để tổ chức phụ đạo giúp HS yếu kém nắm kiến thức. Ban Giám hiệu thường xuyên theo dõi: Báo cáo duy trì sĩ số hàng tháng, kịp thời thông tin với gia đình và hội đồng giáo dục địa phương đối với những HS có nguy cơ nghỉ, bỏ học. Phối hợp chặt chẽ với Ban ĐDCMHS, Ban Khuyến học vận động HS nghỉ bỏ học ra lớp.
Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động lớn trong toàn ngành “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Hai không” của Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Gắn việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua với việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống nhằm tạo sự chuyển biến tích cực và rõ nét về chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện trong nhà trường.
P.Anh
Bình luận (0)