Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Trường THPT “bắt tay” trường ĐH: Hợp tác phải vì lợi ích chung

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mô hình trưng THPT hp tác chiến lưc vi trưng ĐH đang to ra mt h sinh thái vng nghip cn thiết đ thc hin tt mc tiêu Chương trình giáo dc ph thông 2018 bc THPT.


Ging viên mt trưng ĐH h tr hc sinh Trưng THPT Trn Phú (Q.Tân Phú) nghiên cu khoa hc

Tuy nhiên, để mô hình này đi đúng hướng, phát huy đúng chất thì các trường phổ thông cần “tỉnh táo” đặt lợi ích của học sinh lên trên hết; còn các trường ĐH phải hướng tới lợi ích chung.

Nâng tm nghiên cu khoa hc trưng ph thông

Năm học này, lần đầu tiên Trường THPT Trần Khai Nguyên (Q.5, TP.HCM) gửi công văn nhờ Trường ĐH Tôn Đức Thắng hỗ trợ giảng viên làm Ban giám khảo trong cuộc thi nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp trường của trường. Việc này nằm trong chiến lược hợp tác được ký kết giữa nhà trường với Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã triển khai từ năm nay. “Ban giám khảo là giảng viên ở các lĩnh vực KHTN, KHXH, xã hội hành vi…, có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư. Không chỉ hỗ trợ đánh giá các đề tài NCKH của học sinh, các giảng viên còn góp ý với giáo viên nhà trường trong việc hướng dẫn học sinh NCKH, rất ý nghĩa”, thầy Ngô Hùng Cường (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên) chia sẻ.

Thầy Cường cho biết thêm, trước đây việc nhờ các chuyên gia trong lĩnh vực nào đó hỗ trợ thực hiện NCKH chỉ được thực hiện theo hình thức manh nha, quen ai thì nhờ hỗ trợ chứ không có sự bài bản. Điều này khiến cho việc thực hiện các đề tài NCKH của học sinh bị động, giáo viên cũng không học hỏi được nhiều từ những lần nhờ vả đó. “Việc ký kết hợp tác với trường ĐH mang đến lợi thế cho nhà trường khi có thể nhờ các trường ĐH hỗ trợ không chỉ về nguồn nhân lực mà còn cả cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm giúp học sinh NCKH một cách bài bản, hiệu quả; giúp giáo viên nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Đặc biệt, với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc ký kết hợp tác với trường ĐH sẽ giúp trường THPT thực hiện tốt hơn công tác hướng nghiệp cho học sinh ở các lĩnh vực, ngành nghề…”, thầy Cường nhìn nhận.

Hồi tháng 10-2023, cuộc thi NCKH cấp trường của Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM) đã có sự góp mặt của nhiều giảng viên ĐH là tiến sĩ, phó giáo sư ở nhiều chuyên ngành khác nhau với vai trò giám khảo thẩm định đề tài. Trước đó, ngay đầu năm học, những giảng viên này đã có một buổi trao đổi, trò chuyện với giáo viên nhà trường về NCKH, cách đồng hành cùng học sinh thực hiện NCKH… “Với đặc thù nhà trường, học sinh rất sáng tạo và giáo viên thì rất có “lửa”, thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, NCKH. Nhưng làm cách nào để giúp “khơi” lên ngọn lửa trong giáo viên, từ đó “khơi” lên sự sáng tạo trong học sinh, đặt ra các vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề. Với sự hỗ trợ, chia sẻ của giảng viên các trường ĐH trong năm nay đã giúp giáo viên nhà trường mạnh dạn, tự tin hơn rất nhiều trong quá trình đồng hành cùng học sinh NCKH. Năm nay, số lượng và chất lượng các đề tài NCKH của học sinh tăng vọt, nhiều giáo viên tự tin lần đầu tiên tham gia hướng dẫn học sinh”, thầy Nguyễn Đức Chính (Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú) phấn khởi cho biết.

Trưng ĐH ưu tiên tuyn sinh vi hc sinh trưng đưc ký kết

Trong bối cảnh tự chủ ĐH, các trường ĐH được quyền xây dựng đề án tuyển sinh. Nhiều trường đã tận dụng điều này đưa vào các chính sách ưu tiên tuyển sinh trong đề án tuyển sinh của trường với học sinh các trường THPT ký kết hợp tác. Cụ thể, mùa tuyển sinh năm 2024, với phương thức tuyển sinh bằng xét tuyển học bạ, Trường ĐH Tôn Đức Thắng sẽ ưu tiên học sinh thuộc những trường THPT có hợp tác với trường dùng kết quả 5 học kỳ (trừ học kỳ II lớp 12), thời gian nộp hồ sơ từ ngày 1-4. Riêng học sinh những trường còn lại phải dùng kết quả của cả 6 học kỳ, đăng ký xét tuyển từ ngày 20-5.

Hiệu trưởng một trường THPT tại Q.12 (TP.HCM) cho biết, điều này không khác nào “làm khó” nhà trường, làm mất quyền lợi của học sinh. “Điều này đồng nghĩa với việc, nếu trường phổ thông muốn quyền lợi của học sinh mình được đảm bảo thì phải ký kết hợp tác với trường ĐH. Nếu trường ĐH nào cũng có chính sách như thế này thì thiệt thòi cho học sinh”, vị hiệu trưởng nói.

Đánh giá mô hình hợp tác chiến lược với trường ĐH không chỉ dừng ở việc thúc đẩy phong trào đổi mới sáng tạo trong nhà trường mà còn tác động lớn đến chất lượng dạy và học. Bởi khi giáo viên, học sinh cùng sáng tạo là cách vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, học đi đôi với hành. “Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở bậc THPT với mục tiêu là định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Từng môn học và hoạt động giáo dục đều xoay quanh mục tiêu này. Tuy nhiên, đối với vai trò hướng nghiệp thì ở trường THPT lại không có giáo viên chuyên trách bài bản, giáo viên phải tự bồi dưỡng, đảm nhiệm. Như vậy, bằng việc hợp tác thì các trường ĐH sẽ hỗ trợ trường THPT làm tốt hơn nữa công tác hướng nghiệp cho học sinh thông qua đa dạng các hoạt động trải nghiệm như một ngày làm sinh viên, tham quan, học tập trực tiếp tại trường ĐH; thực hiện các chuyên đề trang bị kiến thức, kỹ năng hướng nghiệp cho học sinh…”, thầy Chính phân tích.

Đ hiu qu, h sinh thái cn “trung dung”

Khẳng định rất cần sự hợp tác, hỗ trợ của các trường ĐH cho công tác giáo dục của trường, song hiệu trưởng một trường THPT tại TP.Thủ Đức từng nhiều lần thẳng thắn từ chối ký kết hợp tác với một số trường ĐH vì “họ đòi hỏi quá nhiều điều vô lý”. Vị hiệu trưởng này kể: Không chỉ đòi hỏi các quyền lợi về tuyển sinh mà tất cả các hoạt động giáo dục như những trải nghiệm, tư vấn hướng nghiệp…, một số trường ĐH đều đòi quyền lợi được góp mặt. Đổi lại, quyền lợi của nhà trường là sẽ được tài trợ một khoản chi phí nhất định hàng năm cả về hiện vật và hiện kim như các suất học bổng cho học sinh, trang bị một số trang thiết bị nhỏ… “Nhìn đi nhìn lại nhà trường không đồng ý ký kết hợp tác vì thấy làm như vậy bỗng dưng phụ thuộc quá nhiều vào trường ĐH. Học sinh sẽ có nhu cầu học ở nhiều trường ĐH khác nhau theo năng lực, định hướng nghề nghiệp, điều kiện tài chính gia đình mà nhà trường lại “suốt ngày” quảng bá về một vài trường ĐH thì chẳng khác nào đang tuyển sinh giùm, thiệt thòi lại chính là học sinh”, vị hiệu trưởng nêu lý do từ chối.

Theo vị hiệu trưởng trên, để việc hợp tác chiến lược giữa trường THPT và trường ĐH đúng mục tiêu, đúng ý nghĩa thì cần có sự “trung dung” vì cả 2 bên đều rất cần nhau, nhất là trong bối cảnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tự chủ ĐH. Trường THPT cần “tỉnh táo” đặt lợi ích của học sinh lên trên hết; còn các trường ĐH thì không “khôn lỏi”. “Không ít các trường ĐH thực hiện ký kết hợp tác với trường THPT chỉ với mục tiêu duy nhất là tuyển sinh, bằng mọi cách quảng bá trường để tuyển sinh. Nếu trường THPT vì cái lợi trước mắt thì lâu dài sẽ không có lợi cho học sinh”, vị hiệu trưởng nói.

Bài, ảnh: Quang Long

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)