Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trường THPT Bùi Thị Xuân: Đưa giáo dục STEM tới từng học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Đón đu Chương trình giáo dc ph thông mi, nhng năm qua, Trưng THPT Bùi Th Xuân (Q.1, TP.HCM) đc bit quan tâm đến giáo dc STEM. Theo đó, hàng lot câu lc b (CLB) như CLB Kiến Vàng, Tiếng Anh, CLB Báo chí, CLB Sc Màu… đã ra đi và thu hút c ngàn hc sinh (HS) tham gia. Riêng năm hc 2018-2019, nhà trưng đã thành lp thêm CLB Khoa hc K thut, và d kiến s thành lp thêm CLB Xã hi…

Thy Trn Đình Hương hưng dn HS làm xà phòng

Hc không phi ch đ thi

Theo UNESCO, giáo dục thế kỷ XXI gồm 4 trụ cột là: Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; Học để chung sống. Điều này khác xa với suy nghĩ của khá đông phụ huynh, HS và cả giáo viên Việt Nam là học để thi, để có tấm bằng đi xin việc…

Chính vì cái suy nghĩ này mà cách dạy và học trong các trường phổ thông ở nước ta có rất nhiều hạn chế. Và thiệt thòi nhiều nhất vẫn là HS, SV. Vì học để thi nhưng thi đậu vào ĐH rồi thì sao, ra trường vẫn thất nghiệp… Hiện cả nước vẫn còn khoảng 200 ngàn SV ra trường không có việc làm, trong đó có tới 126 ngàn tốt nghiệp ĐH. Đó là chưa kể còn hàng trăm ngàn SV làm trái ngành nghề đào tạo, thậm chí làm những công việc không cần có trình độ ĐH, CĐ. Bên cạnh đó là vô số cử nhân phải đào tạo lại mới đáp ứng yêu cầu công việc…

Từ thực tế này, thời gian gần đây, nhiều hiệu trưởng trường THPT đã thừa nhận, tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT hay trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ không còn là yếu tố quan trọng để khẳng định chất lượng giáo dục của trường đó tốt hay chưa tốt.

Với nhận thức mới này, không ít trường THPT trên địa bàn TP.HCM đã thay đổi cách dạy và học. Việc dạy và học không chỉ diễn ra trong 4 bức tường của lớp học, không phải thầy đứng trên bục giảng đọc, trò ngồi phía dưới chép… Giờ đây thầy và trò đã cùng nhau xuống sân trường, vào bảo tàng, ra công viên… để dạy và học. Nói chung là dạy và học ở tất cả mọi nơi, mọi lúc. Trường THPT Bùi Thị Xuân là một điển hình.

Cô Vũ Thị Ngọc Dung – Hiệu trưởng nhà trường – cho biết, trước đây Trường THPT Bùi Thị Xuân có các CLB Kiến Vàng, Sắc Màu… Sau đó thì có thêm CLB Tiếng Anh, Báo chí… Bên cạnh đó, nhà trường còn thường xuyên tổ chức cho HS tham gia học tập trải nghiệm tại bảo tàng, doanh trại quân đội… Đặc biệt, để đón đầu Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường rất quan tâm đến giáo dục STEM. Theo đó, năm học 2018-2019, nhà trường đã thành lập thêm CLB Khoa học Kỹ thuật, sắp tới sẽ có thêm CLB Xã hội.

CLB Khoa học Kỹ thuật được hình thành bởi sự kết hợp của 3 môn lý – hóa – sinh. Ngay khi mới ra đời, CLB đã thu hút hơn 200 HS, nhất là HS khối 10 tham gia. CLB sinh hoạt vào chiều thứ bảy và chủ nhật hàng tuần.

“Trưc khi HS bt tay vào tri nghim, thy cô giáo s chun b mt s chuyên đ, d án… T nhng chuyên đ đó, giáo viên gi ý và duyt tính kh thi ca sn phm, còn HS là nhân t trc tiếp tri nghim, to ra các sn phm. Và đ có th làm ra sn phm, bt buc HS phi tìm hiu trưc kiến thc t sách v và thc tế. Chính điu này to ra tính ch đng, t hc, t nghiên cu cho HS. Qua đó trang b cho các em nhng k năng cn thiết trong vic hc và nghiên cu sau này”, thy Trn Đình Hương chia s.

“CLB Khoa học Kỹ thuật sẽ là bước đệm để hướng tới giáo dục STEM trong toàn trường và  không chỉ trong 3 môn học lý – hóa – sinh mà còn ở tất cả những môn học khác. Ban đầu, chính lực lượng thành viên trong CLB sẽ tỏa ra các lớp để hướng dẫn HS làm sản phẩm, đảm bảo rằng HS nào cũng được trải nghiệm từ kiến thức môn học đến thực tế. Khi HS vào cuộc thì các thầy cô giáo cũng phải “vào guồng” theo. Từ đó giáo viên sẽ mạnh dạn và chủ động hơn để tìm tòi đưa những phương pháp giáo dục mới vào trong lớp học. Trên hết là để kiến thức được tiệm cận gần nhất với học trò”, cô Dung nhấn mạnh.

Thầy Trần Đình Hương – Tổ trưởng Tổ hóa, phụ trách CLB Khoa học Kỹ thuật – cũng cho biết, CLB hướng đến tạo cho HS những trải nghiệm để tự các em lĩnh hội kiến thức, tạo sự hứng thú cho HS với các môn học “tưởng chừng khó hiểu và khô khan”. Đồng thời cho các em cơ hội làm quen với ngành nghề trong tương lai như CNTT, hóa mỹ phẩm…

Va hc va… làm sn phm

Một trong những thành viên của CLB Khoa học Kỹ thuật là Quỳnh Châu (HS lớp 10A15). Quỳnh Châu cho biết, em rất háo hức chờ đợi các buổi chiều thứ bảy và chủ nhật để được tham gia sinh hoạt CLB. Điều làm em ấn tượng và vô cùng thích thú khi tham gia CLB là kiến thức không chỉ “gói gọn” trong chương trình SGK ở 3 môn học lý – hóa – sinh bậc THPT mà còn được “mở” ra rất nhiều, đặc biệt là gắn liền với thực tế cuộc sống.

HS chế to các sn phm thông minh t mch Arduino

“Mỗi tuần đều là những trải nghiệm thú vị. Tuần này, em được trải nghiệm làm xà phòng, trà lên men. Tự tay làm ra những bánh xà phòng thiên nhiên từ dầu cọ, dầu dừa, dầu ô liu mà trước giờ cứ nghĩ là “khó không tưởng” nhưng lại chỉ dựa vào một vài phản ứng hóa học đơn giản”, Quỳnh Châu cho biết và khoe sản phẩm xà phòng “handmade” của các em rất an toàn vì độ pH thấp hơn nhiều so với các loại xà phòng thông dụng trên thị trường.

“Sp ti nhng sn phm mà HS làm ra t CLB s đưc đưa vào s dng trong chính nhà trưng. Chng hn như xà phòng, sau khi giáo viên dùng th, nhà trưng s đt mua đ thy cô s dng trong trưng… Kinh phí thu đưc, HS s s dng đ phc v tr li cho hot đng ca CLB”, cô Vũ Th Ngc Dung thông tin.

Trong khi đó, Tuyết Trân và Anh Thư (cùng học lớp 10A1) lại vô cùng thích thú trước thành phẩm là hũ trà lên men có lợi cho sức khỏe.

Nói về quá trình tạo ra sản phẩm, Anh Thư cho biết: “Trà đen pha ra với đường, sau đó cấy men combucha (loại nấm vi sinh có nguồn gốc từ Nhật Bản – được tổng hợp từ rất nhiều vi sinh vật). Hỗn hợp sau đó sẽ được ủ lên men từ 7 đến 14 ngày. Thành quả sẽ là trà lên men có vị chua nhẹ của dấm và hương thơm thanh khiết của loại trà đã chọn ban đầu. Nhất là loại trà này có tác dụng cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột, tốt cho hệ tiêu hóa”.

“Chúng em được học mà hoàn toàn không có cảm giác là đang học. Một cách tự nhiên, kiến thức ngấm dần trong quá trình làm ra sản phẩm”, Tuyết Trân chia sẻ.

Ở căn phòng khác, một nhóm HS đang chăm chú… vào lập trình Arduino dưới sự hướng dẫn của Nguyễn Huỳnh Anh Huy (cựu HS Trường THPT Bùi Thị Xuân và hiện là SV năm thứ 4 Khoa Điện Điện tử, ĐH Bách khoa TP.HCM). Theo Anh Huy, thông qua những sản phẩm đơn giản, các em HS sẽ học được những kiến thức cơ bản trong môn lý, nền tảng về lập trình, những kiến thức về điện từ, điều khiển.

“Ngay trong quá trình làm sản phẩm, các em sẽ hiểu rằng học điều khiển tự động sẽ làm những gì, về lập trình sẽ làm gì… để đưa ra những hướng lựa chọn ngành nghề, làm quen với các ngành nghề ở ĐH ngay khi còn học phổ thông. Từ đó xây dựng phương pháp học tập phù hợp”, Anh Huy nói.

Bên cạnh đó, các thành viên trong CLB còn làm tên lửa nước, cán cân công lý, rượu vang, rượu nho, mứt bưởi… Điều đáng vui mừng là phần lớn nguyên liệu để làm ra các sản phẩm này do các em HS đi xin, tận dụng phế liệu. Chẳng hạn để có nguyên liệu làm mứt bưởi, các em đã xin vỏ bưởi của một cô bán nước ép bưởi đối diện cổng trường; để làm tên lửa nước thì các em tận dụng vỏ chai nước ngọt… Nhờ vậy các em cũng học được tính tiết kiệm.

H.Triu – Đ.Lan

 

Bình luận (0)