Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trường THPT Ngô Quyền: Nơi quyền lợi của học sinh được đặt lên hàng đầu

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Là đim sáng v giáo dc ti khu Nam Sài Gòn, Trưng THPT Ngô Quyn (1360 Hunh Tn Phát, P.Phú M, Q.7, TP.HCM) đang ngày càng khng đnh đưc “thương hiu” đi vi HS, ph huynh và xã hi. Nhng năm hc gn đây, trung bình mi năm trưng có 60-70 HS đt gii HS gii cp TP, hàng trăm HS trúng tuyn vào các trưng ĐH uy tín ca TP… Nhưng quan trng hơn, ngôi trưng này, quyn li ca HS đưc các thy, cô giáo đc bit chú trng…

Đng b Trưng THPT Ngô Quyn t chc l kết np Đng cho 3 HS ti Côn Đo

3 năm kết np Đng cho 5 HS

Trường THPT Ngô Quyền là trường thực hiện rất tốt nhiệm vụ phát triển Đảng trong HS. Theo đó, từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018, đã có 5 HS của trường được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng.

Trường hợp đầu tiên là HS Nguyễn Chế Thanh (lớp 12D1) – kết nạp Đảng vào năm học 2015-2016. Thanh là HS giỏi, cán bộ Đoàn gương mẫu, đạt danh hiệu HS 3 tích cực Quận đoàn 7, đạt 2 Bằng khen của Thành đoàn. Hiện Thanh đang là sinh viên năm thứ 3 của Trường ĐH Luật TP.HCM.

Trường hợp thứ 2 là Nguyễn Thị Thảo Vy (HS lớp 12K) kết nạp Đảng vào tháng 7-2017. Vy là HS giỏi 12 năm liền, được Thành đoàn TP.HCM tặng danh hiệu HS 3 tích cực. Hiện Vy đang học năm thứ 2 tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.

Năm hc 2017-2018, Trưng THPT Ngô Quyn có 25 HS gii cp TP (lp 12), 40 HS đt huy chương Olympic tháng 4; 3 HS đt gii nht (giành tm vé tham quan Hoa K trong 1 tun, chuyến đi din ra trong tháng 7 va qua) và 3 HS đt gii khuyến khích k thi Chơi vui robot, hc tt Pascal bng Srobot liên trưng.

Và gần đây nhất, ngày 24-7-2018, tại Bảo tàng Côn Đảo, Đảng bộ Trường THPT Ngô Quyền đã kết nạp Đảng cho 3 HS là Lê Nguyễn Khương Duy, Trần Bạch Tố Uyên và Phan Thị Mỹ Châu. Cả 3 đều là những HS giỏi, những đoàn viên ưu tú. Hiện các em đang làm thủ tục nhập học vào các trường ĐH uy tín trên địa bàn TP.

Tham dự một buổi lễ kết nạp Đảng cho HS của Trường THPT Ngô Quyền, ông Hà Sơn (Phó Bí thư Quận ủy Q.7) cho biết, theo yêu cầu của Thành ủy TP.HCM, các quận, huyện ủy đều cố gắng kết nạp đảng viên trẻ từ các trường THPT. Nhưng đây thật sự là một việc rất khó khăn. Bởi theo yêu cầu thì các quần chúng ưu tú phải đủ từ 18 tuổi trở lên mới được xem xét kết nạp Đảng. Đồng thời, việc bố trí cho các em HS là đối tượng Đảng đi học lớp cảm tình Đảng cũng không phải dễ do ảnh hưởng đến thời gian học của các em. Chính vì vậy mà hàng chục năm qua, Đảng bộ Q.7 chưa kết nạp Đảng cho HS nào. Phải đến năm học 2015-2016, lần đầu tiên Đảng bộ Q.7 và Đảng bộ cơ sở Trường THPT Ngô Quyền mới kết nạp được cho một HS.

Để làm được điều này, theo thầy Lê Xuân Nguyên (Bí thư Đảng bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền) thì: “Ngay sau Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng ủy nhà trường đã đề ra quyết nghị về việc phát triển đảng viên mới, đặc biệt là phát triển Đảng trong đối tượng HS. Theo đó, Đảng ủy đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên tăng cường hoạt động theo hướng “HS tích cực, thân thiện”. Thông qua các hoạt động của Đoàn Thanh niên, mạnh dạn giao việc, thử thách các em HS từ lớp 10, lớp 11. Kết quả, trong 3 năm học 2015-2016, 2016-2017 và 2017-2018, Đảng bộ đã thành lập được lớp cảm tình Đảng với hơn 10 HS tham gia. Đây là những đoàn viên ưu tú được chọn từ những đoàn viên HS 3 tích cực cấp TP, đoàn viên ưu tú cấp quận. Số đoàn viên HS ưu tú, cảm tình Đảng này là nguồn phát triển Đảng của Đảng bộ trường…”.

100% HS tham gia hot đng tri nghim

Không chỉ quan tâm đến công tác phát triển Đảng trong HS mà Trường THPT Ngô Quyền cũng rất quan tâm bồi dưỡng HS giỏi, khuyến khích HS nghiên cứu khoa học, và đặc biệt là tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo…

Trong Chương trình GD phổ thông tổng thể sắp triển khai, hoạt động trải nghiệm sẽ là môn học chính khóa. Để HS làm quen với hoạt động này, từ năm học 2015-2016, Trường THPT Ngô Quyền bắt đầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Ngay từ lần đầu tiên tổ chức đã thu hút hơn 99% HS tham gia. Và đến năm học 2017-2018 thì 100% HS tham gia. Đây là một tỷ lệ đáng mơ ước của hầu hết các trường THPT trên địa bàn TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Theo thầy Ngô Thanh Hải (Hiệu trưởng nhà trường) thì, trung bình 2 tháng, trường tổ chức cho HS đi trải nghiệm 1 lần. Các em không chỉ được đi trải nghiệm tại TP mà cả các tỉnh lân cận. Qua đó giúp HS vừa có kiến thức thực tế vừa được vui chơi giải trí…

Theo đó, Trường THPT Ngô Quyền đã tổ chức cho HS đi núi Bà Đen (Tây Ninh), Đà Lạt (Lâm Đồng), Đền Bến Dược (Củ Chi, TP.HCM), Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc (Q.9, TP.HCM). Đặc biệt là các bảo tàng trên địa bàn TP.HCM như Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, Bảo tàng TP.HCM, Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh TP.HCM), Bảo tàng Tôn Đức Thắng…

HS Trưng THPT Ngô Quyn tham gia hc tp tri nghim ti Công viên Lch s Văn hóa Dân tc

“Khi nhà trường tổ chức cho HS đi trải nghiệm tại các bảo tàng, nhiều em thừa nhận dù sinh ra và lớn lên ở TP nhưng chưa bao giờ được ba, mẹ đưa đi bảo tàng. Có thể vì nhiều lý do mà các bậc phụ huynh không đưa con em tới bảo tàng. Nếu phụ huynh chưa làm được, thậm chí không làm được thì nhà trường nên làm. Đây là quyền lợi của các em…”, thầy Hải nói.

Sau mỗi chuyến đi, HS đều viết bài thu hoạch. Trong bài thu hoạch có rất nhiều thông tin của các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân… Nhờ vậy mà HS không còn cảm thấy khô cứng, nhàm chán khi học những môn này.

Trưng THPT Ngô Quyn là trưng hc 2 bui/ngày, có bán trú. V cơ s vt cht, trưng có 48 phòng hc khang trang vi 16 camera quan sát 24/24; có đ phòng thí nghim: Lý, hóa, sinh; 3 phòng máy tính kết ni cáp quang, máy chiếu, màn hình ln, h thng Wifi cho HS truy cp ngoài gi hc; 4 phòng nghe nhìn có trang b bng t thông minh; thư vin 100m2 vi hàng ngàn đu sách, báo, tp chí tham kho… Trưng còn có 2 sân khu di đng phc v cho các hot đng phong trào thưng niên ca nhà trưng.

Đơn cử như khi đi trải nghiệm tại Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, các em học được rất nhiều điều bổ ích từ thời Vua Hùng dựng nước đến thời kỳ khai hoang mở rộng đất ở phương Nam, nhất là lịch sử hơn 300 năm của Sài Gòn – TP.HCM. Không những vậy, qua chuyến đi trải nghiệm này, các em còn biết về trống đồng Đông Sơn, văn hóa Đông Sơn; biết được vĩ độ, kinh độ của các đảo Sinh Tồn, Tiên Nữ, Trường Sa…

Nhờ vậy, tất cả HS đều cho biết là rất thích học trải nghiệm. Và mong nhà trường sẽ thường xuyên duy trì hoạt động này…

“Em cảm thấy đây là một hình thức học tập rất mới, sáng tạo khi kết hợp cả lý thuyết và thực hành. Việc học tập ngoại khóa như thế này vừa giúp chúng em hiểu bài một cách cặn kẽ vừa tạo dựng kỷ niệm với bạn bè và các thầy cô giáo trong 3 năm học phổ thông”, Mai Văn Thắng (HS lớp 12H) tâm sự.

Kim Anh

 

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)