Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Trường tiên tiến: Tính toán lại nguồn thu để nâng chất lượng giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mô hình trưng tiên tiến theo xu thế hi nhp khu vc và quc tế đưc TP.HCM trin khai thí đim t năm 2004. Qua nhiu năm thc hin, đến nay toàn TP đã có 40 trưng tt c các bc hc thc hin theo mô hình này, vi hơn 24 ngàn hc sinh đưc thng, bưc đu đt đưc nhiu tín hiu tích cc trong giáo dc và đào to hc sinh theo chun quc tế.


Nhiu cơ s giáo dc cho rng TP cn tăng mc thu thc hin mô hình trưng tiên tiến đ nâng cao hiu qu giáo dc

Để tiếp tục triển khai mô hình một cách hiệu quả, đại diện nhiều cơ sở giáo dục đang thực hiện mô hình cho rằng, TP cần có điều chỉnh về nguồn thu, tính toán lại mức chi cho giáo viên, sĩ số học sinh/lớp cũng như xem xét lại các yêu cầu đầu ra…

c đu thành công

Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3) là đơn vị đầu tiên được UBND TP.HCM lựa chọn triển khai thí điểm mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế từ năm 2004. Trải qua những khó khăn ban đầu, đến nay mô hình đã đem lại nhiều khởi sắc cho ngôi trường này. Nhìn lại hành trình xây dựng mô hình, thầy Hà Hữu Thạch, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, ngay từ năm 2004 nhà trường đã xác định rõ kế hoạch, chiến lược thực hiện. Với mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện, nhà trường nỗ lực ở 3 mảng chính: giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất. Mỗi phòng học là một phòng nghe nhìn với trang thiết bị hiện đại, máy tính, máy in… “Từ sự chủ động và linh hoạt khi thực hiện mô hình, nhà trường đã mở ra đa dạng các CLB, tạo sân chơi cho học sinh ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Đội ngũ giáo viên tích cực thay đổi phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT, đổi mới đưa học sinh ra ngoài nhà trường. Học sinh nhà trường chuyển đổi việc học từ thụ động sang chủ động, nâng cao năng lực tự học, phát triển năng lực ngoại ngữ, kỹ năng đổi mới sáng tạo, kỹ năng sống. Tỷ lệ học sinh khá giỏi, hạnh kiểm tốt lên đến trên 90%, số học sinh đạt thành tích NCKH đều tăng đều theo từng năm…”.

Là một trong những đơn vị tiên phong thực hiện mô hình ở bậc tiểu học (TH), cô Trần Bé Hồng Hạnh (Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Thái Học, Q.1) nhận định, mô hình đã bước đầu thành công tại trường, nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của phụ huynh. Từ con số 4 lớp triển khai mô hình trong năm đầu tiên thực hiện đến nay đã có 28 lớp thực hiện mô hình, với tổng số 800 học sinh. Nhiều phụ huynh có điều kiện cho con học trường quốc tế song vẫn lựa chọn mô hình này để học. “Thành công của mô hình tại nhà trường còn đến từ sự đồng thuận cao trong công tác xã hội hóa, góp phần đưa cơ sở vật chất của trường tương đương với trường quốc tế khi có 100% bảng tương tác thông minh đa điểm chạm, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập”.

Trường Mầm non Họa Mi (huyện Nhà Bè) thực hiện triển khai theo mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế từ năm 2016. Đánh giá về hiệu quả của mô hình, cô Nguyễn Thị Hồng Mai (Hiệu trưởng nhà trường) cho hay, sĩ số trẻ ít đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường. Từ mô hình giúp nhà trường tổ chức đa dạng các ngày hội, không chỉ tạo điều kiện để trẻ mạnh dạn, tự tin hơn mà còn gắn kết, tạo sự đồng thuận của phụ huynh. “Một điều “được” nữa mà mô hình mang lại đó là đội ngũ giáo viên nhà trường tích cực tăng cường đổi mới. Nếu trước đây toàn trường chỉ có 40% giáo viên có trình độ ĐH tuy nhiên hiện nay sau 4 năm thực hiện con số này đã lên đến 100% đạt chuẩn ĐH, 20% giáo viên có trình độ sau ĐH. Ngoài ra, từ mô hình trường tiên tiến nhà trường có thêm nguồn thu, cải tạo môi trường thiên nhiên, nâng chuẩn từ chuẩn quốc gia mức độ 1 lên mức độ 2”, cô Mai cho hay.

Cn điu chnh đ tt hơn

Quận Gò Vấp có 1 trường TH, 1 trường THCS thực hiện theo mô hình trường tiên tiến. Ông Trịnh Vĩnh Thanh (Phó Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp) nhìn nhận, học sinh theo học mô hình có điều kiện phát triển toàn diện, có thế mạnh về tin học, ngoại ngữ, đội ngũ giáo viên cũng năng động, đổi mới… Từ mô hình trường tiên tiến hội nhập là tiền đề để xây dựng trường tự chủ tài chính.

“Mặc dù vậy, mô hình này hiện nay còn “vênh” về diện tích đất sử dụng ở các cấp học, chưa có quy định cụ thể ở từng cấp học. Việc đánh giá cán bộ quản lý ở các cấp học thực hiện mô hình cũng cần phải đưa về chung một mối chứ không nên phân định quá rạch ròi giữa mầm non, TH hay THCS, THPT. Đặc biệt, về sĩ số học sinh nên cho phép bậc THCS, THPT không quá 40 học sinh/lớp bởi phòng học lên đến 56m2, cần tăng sĩ số để không lãng phí, tạo thêm nguồn thu…”, ông Thanh đề xuất.

Đối với yêu cầu đầu ra của mô hình, đại diện quận Gò Vấp cho rằng, sau 5 năm thực hiện, chuẩn đầu ra tiếng Anh với học sinh THCS có thể vượt 50% chuẩn quốc tế, đáp ứng được yêu cầu về chuẩn đầu ra. Tuy nhiên với tin học, yêu cầu ít nhất 50% học sinh đạt chuẩn tin học quốc tế ở bậc THCS là rất khó bởi để đạt được chuẩn quốc tế tin học bậc THCS học sinh phải có 3 chứng chỉ mới được công nhận, điều này quá khó. “Nên xem xét lại mức độ về yêu cầu chuẩn đầu ra tin học đối với học sinh theo học chương trình này, có thể chỉ cần đạt 1 chứng chỉ là đủ…”.

Đại diện quận Gò Vấp cũng nhìn nhận, mức thu 1,5 triệu như hiện nay đối với học sinh theo học mô hình này là không còn phù hợp, rất khó để nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện, cần có lộ trình tăng mức thu. Cạnh đó, với yêu cầu cao về giáo viên thực hiện mô hình thì cần có thêm cơ chế để tăng mức lương. “Từ mức thu phải xác định rõ bao nhiêu % chi cho lương giáo viên, bao nhiêu % để tái tạo cơ sở vật chất, các hoạt động giáo dục”, ông Thanh chỉ rõ.

Đồng quan điểm về tăng mức thu của mô hình lên trên mức 1,5 triệu đồng/tháng, để vừa tái tạo cơ sở vật chất, vừa đầu tư cho con người, đầu tư cho hoạt động giáo dục, song thầy Cao Đức Khoa (Hiệu trưởng Trường THCS Huỳnh Khương Ninh, Q.1) cho rằng, sĩ số học sinh thực hiện mô hình này chỉ nên dừng ở mức 35 học sinh/lớp bởi sĩ số là một trong những điểm mạnh mà mô hình trường tiên tiến thu hút phụ huynh, vì vậy nên giữ không vượt quá 35 học sinh/lớp. “Nếu tăng gần 40 học sinh/lớp thì bằng lớp thường, thậm chí còn thua lớp thường ở một số trường. Vì vậy, về sĩ số học sinh/lớp thực hiện mô hình này thì cần tính toán lại làm sao tăng tính cạnh tranh khi thực hiện mô hình”. 

Từ thực tế triển khai, cô Trần Bé Hồng Hạnh đề xuất TP cần có chủ trương xây dựng khung thu thỏa thuận để từng đơn vị có mức thu phù hợp với điều kiện của từng trường, trên cơ sở đồng thuận của phụ huynh, để nâng cao chất lượng dạy và học. “Năm học 2019-2020 nhà trường đã có khảo sát, 100% phụ huynh đồng thuận tăng số tiền để thực hiện mô hình nhằm nâng chất lượng học tập. Cạnh đó cũng cần phải có thêm hướng dẫn chi trả lương cho giáo viên bởi triển khai mô hình này đòi hỏi yêu cầu chuẩn cao của giáo viên về tiếng Anh và tin học..”.

Đ Giang Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)