Hội nhậpGiáo dục phát triển

Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền, Q. Tân Bình: Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiều năm qua, GV của Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao…
Xây dựng chất lượng đội ngũ sư phạm
Trong năm học 2008-2009, Trường Tiểu học Nguyễn Thanh Tuyền đã chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ sư phạm có chất lượng. Theo thống kê, Trường có tổng số 38 GV, trong đó GV giỏi cấp cấp trường là 37 (tỉ lệ 97,4%), trong đó đề nghị xét GV giỏi cấp quận là 12 (tỉ lệ 31,6%). Trình độ chuyên môn nghiệp vụ giáo viên đạt chuẩn: 38/38 (tỉ lệ100%); trên chuẩn: 29/38 (76.3%), số GV có chứng chỉ A tin học đạt 100, GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy đạt 86, 8%. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục đào tạo của Nhà trường cũng được nâng cao rõ rệt: Trường có tổng số học sinh là 1.081, trong đó có 937 HS giỏi và 107 HS tiên tiến… Các đoàn thể của trường đều được kiểm tra và công nhận vững mạnh – xuất sắc. Hoạt động thể dục thể thao của trường phát triển mạnh theo từng năm và đạt nhiều giải thưởng cấp quận cũng như cấp thành phố với nhiều thành tích: Tập thể: Bóng ném (Hạng 3 cấp quận); Bóng đá (Hạng 2 cấp quận); Bóng bàn (Hạng 3 cấp quận); Văn nghệ chào mừng ngày 20/11 (Hạng 3); Sử ca (Hạng 3 cấp quận). Về Cá nhân: Cờ tướng (Hạng 3 cấp TP); Bơi lội: Hạng 1, 2, 3 cấp quận (2 hạng nhì); Cờ tướng (Hạng 1 cấp quận); Cờ vua (Hạng 2 cấp quận); Cầu lông (Hạng 3 đơn nữ – Hạng 3 đôi nữ (cấp quận)…
Bên cạnh đó, Nhà trường cũng nghiên cứu tìm ra phương pháp tổ chức dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập. Các thầy, cô giáo tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Học sinh được khuyến khích đề xuất sáng kiến và cùng các thầy cô giáo thực hiện các giải pháp để việc dạy và học có hiệu quả ngày càng cao.
Rèn kỹ năng ứng xử văn hóa
Ngoài việc đẩy mạnh học tập văn hoá, Nhà trường còn chú trọng rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm. Rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác. Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội. Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh. Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Theo đó, mỗi trường đều nhận chăm sóc một di tích lịch sử, văn hóa hoặc di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày một sạch đẹp hơn, hấp dẫn hơn; tuyên truyền, giới thiệu các công trình, di tích của địa phương với bạn bè. Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả học sinh; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.
Nhà trường còn thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục, tạo được mối quan hệ mật thiết với chính quyền địa phương, phối hợp khá chặt chẽ với Ban Đại diện CMHS cùng đông đảo PHHS trong việc chăm sóc giáo dục học sinh.
Danh hiệu thi đua, thành tích đã đạt được:
– Giấy khen thực hiện tốt chương thay sách của Quận năm 2007-2008
– Nhiều năm liền là chiến sĩ thi đua cấp Quận.
– Có sáng kiến đạt cấp Quận năm học 2007-2008.
– Giấy khen 2 năm vì sự nghiệp GD thành phố 2006-2008.
P.Vy

Bình luận (0)