Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân – Quận Gò Vấp: Thắp sáng niềm tin

Tạp Chí Giáo Dục

Làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 đem theo biến thể khôn lường của chủng Delta đã tạo nên những bài toán khó đối với con người và các ngành y tế, giáo dục, kinh tế, xã hội, chính trị… ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Mỗi người dân, gia đình đều phải đối diện với một thực tế đau xót: mỗi ngày có thêm ngàn ca nhiễm mới, phải ngậm ngùi tiễn biệt người thân quanh mình ra đi vĩnh viễn… Nhưng rồi trong đại dịch, nhiều con người, nhiều tấm lòng, nhiều mảnh đời từ muôn ngả rẽ khác biệt đã xích lại gần nhau, tự nguyện trao đi yêu thương, dìu nhau qua ranh giới sinh – tử cho cả những người xa lạ.

Khi đại dịch bùng phát, cũng như những ngành nghề khác, giáo dục và đào tạo được xem là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trường học đóng cửa, công việc giảng dạy trực tiếp bị gián đoạn. Không ít giáo viên, cán bộ nhân viên của các trường học phải tham gia để hỗ trợ địa phương, chính quyền sở tại chống dịch. Ngoài việc tham gia các hoạt động tuyên truyền, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục cũng góp sức mình ở hầu hết các vị trí như tham gia công tác lấy mẫu xét nghiệm; phân luồng, hướng dẫn, đảm bảo an toàn phòng dịch tại các điểm tiêm ngừa; vận chuyển, phân phối các đồ dùng thiết yếu hỗ trợ cho lực lượng y tế, hộ dân trong vùng bị cách ly… Dù vậy, họ vẫn duy trì công tác chuyên môn là giảng dạy, tạo ra các bài học, giữ vững công tác giáo dục cho học sinh trong bối cảnh và tình hình mới thông qua các phương tiện trực tuyến. Đồng thời khoác lên mình những bộ đồ bảo hộ màu xanh, trở thành một phần của đội ngũ tình nguyện cùng các cán bộ y tế tiến vào vùng dịch.










Cán b
, giáo viên, nhân viên Trưng TH Nguyn Viết Xuân tham gia chng dch ti đim cách ly, điu tr F0 ca trưng

Không chỉ vậy, trường học cũng chính là những “pháo đài” – nơi được tận dụng triệt để cho công tác tiếp nhận, cách ly, điều trị bệnh nhân F0, góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Và không nằm ngoài “cuộc chiến chống dịch” khốc liệt đó, “pháo đài” Trường TH Nguyễn Viết Xuân (Q.Gò Vấp, TP.HCM) cũng được trưng dụng làm khu cách ly tập trung, xét nghiệm, tiêm ngừa, điều trị cho bệnh nhân F0.

Trải qua 150 ngày đầy cam go trên mặt trận tuyến đầu chống dịch, đội ngũ thầy cô giáo, ban giám hiệu nhà trường đã không thiếu những tấm chân tình ấm áp, sự dấn thân, sẵn sàng đi vào tâm điểm vùng dịch… đã góp phần vào xoa dịu những nỗi đau mất mát; làm vực dậy sự đoàn kết, tinh thần lạc quan vào ngày mới được vãn dịch và phát triển; ý thức san sẻ yêu thương, đùm bọc, dìu nhau qua khó khăn, khốn cùng của dịch bệnh.

150 ngày chống dịch tại điểm cách ly tập trung Trường TH Nguyễn Viết Xuân, chữ tình của nhà giáo, của những người quản lý giáo dục vẫn còn đó, vẫn lan tỏa một cách mạnh mẽ và lớn lên mỗi ngày. Từ những nơi xa lạ, từ những người chưa bao giờ gặp mặt hay biết tên, trở nên gắn kết, yêu thương và sẻ chia. Chẳng phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, tôn giáo… chỉ cần một tấm lòng, mọi người vô hình xích lại gần nhau, tạo nên một khối vững chắc, mạnh mẽ hướng tới một mục đích là đẩy lùi dịch bệnh, hồi sinh, ươm và phát triển mầm xanh tương lai cho thành phố.

Yên Lam

 

 

 

Bình luận (0)