Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Trượt lớp 10 công lập: Chọn học THPT ngoài công lập hay học nghề?

Tạp Chí Giáo Dục

Làm thế nào đt qua áp lc trưt lp 10 THPT công lp? Bưc tiếp theo s hc THPT dân lp hay hc ngh?… nhng câu hi này s đưc gii đáp trong Chương trình tư vn trc tuyến Tuyn sinh sau THCS do Báo Giáo dc TP.HCM, S GD-ĐT TP.HCM t chc, vi ch đ “Lp 10 THPT công lp không phi là con đưng duy nht”.


Các chuyên gia tham gia trong chương trình tuyn sinh sau THCS do Báo Giáo dc TP.HCM t chc

Chương trình có sự đồng hành của Trường THCS – THPT Hoa Sen, CĐ Xây dựng TP.HCM.

Đi din và dám chu trách nhim

Theo ThS. Tô Nhi A (chuyên gia tư vấn tâm lý), việc tiếc nuối, buồn khi trượt lớp 10 THPT công lập là những diễn biến tâm lý hoàn toàn bình thường. Từ thất bại này sẽ cho các em thấy rằng, thành công trong cuộc sống không phải là điều dễ dàng, đơn giản. Chính cảm giác hụt hẫng sẽ là hành trang để các em phải cố gắng hơn trong cuộc sống. “Buồn nhưng phải mạnh mẽ đối diện với sự thật, chia sẻ thẳng thắn với ba mẹ và chuẩn bị sẵn tâm thế để đón nhận “nỗi buồn của ba mẹ”. Chặng đường phía trước rất dài, các em hãy tính câu chuyện tương lai bằng trách nhiệm của bản thân thay vì dừng lại ở hiện tại”.

Cũng theo ThS. Tô Nhi A, trách nhiệm sẽ thể hiện ở việc có kế hoạch. Nhìn nhận lại xem với số điểm thi tuyển sinh đó thì lựa chọn mô hình, loại hình học tập nào phù hợp. “Có rất nhiều hướng đi sau THCS cho các em lựa chọn. Tìm hiểu trên mạng internet, khi đã chọn được một mô hình thích hợp thì tìm cách nói chuyện với ba mẹ. Chọn được mô hình phù hợp sẽ giúp các bạn đi xa và đi một cách vững chãi”.

Trượt lớp 10 THPT công lập thì lựa chọn học nghề hay THPT ngoài công lập là thắc mắc được nhiều học sinh, phụ huynh đặt ra trong chương trình. Giải đáp thắc mắc này, ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nguồn nhân lực) khẳng định, chọn mô hình học tập trước hết phải phù hợp với năng lực, điều kiện gia đình. Mỗi học sinh cần phải nhìn lại xem bản thân mình mong muốn điều gì. “Không vào được môi trường THPT công lập thì các con đường khác cũng đều rất rộng cửa. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng không có văn hóa đi học nghề sẽ dễ có việc làm, đây là quan điểm sai lầm. Chọn bất cứ mô hình nào, các em cũng cần phải có một nền tảng văn hóa”. Nếu chọn học nghề, ông Tuấn cho hay, các em phải tìm được ngành nghề bản thân yêu thích trong hệ thống ngành nghề của quốc gia, từng địa phương.

Môi trưng nào cũng phát huy đưc kh năng hc sinh

TP.HCM hiện có 52 trường cao đẳng, 68 trường trung cấp và trên 300 cơ sở dạy nghề. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập cũng như thực hiện tốt Đề án phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025 của Chính phủ, cùng với các trường THPT ngoài công lập, các cơ sở giáo dục này hiện đang có những bước tiến lớn trong đào tạo nghề.

Đơn cử như Trường CĐ Xây dựng TP.HCM, ngoài lĩnh vực truyền thống là xây dựng thì hiện tại, các lĩnh vực ngành nghề của nhà trường đã rất đa dạng. Trong đó, bậc CĐ đào tạo 18 ngành, TC đào tạo 6 ngành. Đặc biệt, chương trình đào tạo của trường được kết hợp với doanh nghiệp, học sinh ra trường đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Ngoài ra, trường còn ký kết đào tạo hợp tác nhiều ngành nghề với Pháp, Nhật, Đức, đồng thời liên kết với một số trường ĐH lớn trong nước như Bách khoa, Kiến trúc… đáp ứng đa dạng nhu cầu học tập, mở rộng cơ hội việc làm của sinh viên.

“Điều kiện học rất đơn giản, học CĐ chỉ cần tốt nghiệp THPT, học TC chỉ cần tốt nghiệp THCS. Vấn đề việc làm hàng năm tại trường doanh nghiệp đến tuyển dụng rất nhiều, nhất là các ngành về quản trị kinh doanh, bất động sản, thiết kế nội thất… Mặc dù vậy số lượng đầu vào nhà trường tuyển không đủ”, thầy Đào Viết Quốc (Phó Trưởng phòng Tuyển sinh – Công tác HSSV, Trường CĐ Xây dựng TP.HCM) chia sẻ.

Ở môi trường THPT ngoài công lập, Trường THCS –  THPT Hoa Sen với triết lý giáo dục chú trọng thực hành, trong đó đặc biệt là tiếng Anh, tăng cường kỹ năng sống, thể dục tự chọn, chú trọng giáo dục STEM, văn hóa đọc… giúp học sinh phát triển toàn diện, trang bị kỹ năng thế kỷ 21, phát triển kỹ năng nghề nghiệp.

Cô Mai Thị Mai (Phó Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Hoa Sen) cho biết thêm, mô hình giáo dục nhà trường theo tính cá thể cho phép phát huy năng lực tiềm ẩn của từng đối tượng học sinh, nhất là chú trọng hướng tới đối tượng học sinh đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em được đến trường. Môi trường học tập nội trú với nhiều hoạt động sinh hoạt được tăng cường, tạo sân chơi rèn luyện tri thức, thể dục thể thao lành mạnh cho học sinh, rèn luyện tính tự lập, sự trưởng thành.

Theo ông Trần Anh Tuấn, mô hình học tập nào cũng đều có những thế mạnh riêng. Quan trọng là phụ huynh cần phải thay đổi quan điểm về giáo dục, thay vì áp đặt thì cần đứng ở vị trí của học sinh để lựa chọn.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)