Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Truyền cảm hứng trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm

Tạp Chí Giáo Dục

Vn đ ci thin cht lưng gi sinh hot lp đã không còn là câu chuyn mi m. Sau nhiu ý kiến phn ng, phn bin ca ngưi hc, ph huynh và xã hi, ngành giáo dc đã tng bưc thay đi cách thc t chc gi sinh hot ch nhim, nhm to s thu hút, hiu qu đi vi hc sinh.

Theo tác gi, có nhiu phương pháp, hình thc đ gi sinh hot ch nhim tr thành khong thi gian mà hc sinh ch đi nht (nh minh ha). Ảnh: V.Yên

Với quan điểm lấy học sinh làm trung tâm trong nhiều hoạt động, nhiều mô hình đã được thực hiện. Thay vì nặng về các nội dung như khiển trách, trách phạt, xử lý học sinh gây lỗi trong tuần, giờ đây, nhiều giáo viên chủ nhiệm đã để học sinh tự chủ động trong giờ sinh hoạt lớp thông qua các hoạt động như thảo luận nhóm, tổ; trình diễn văn nghệ; tổ chức các cuộc thi nhỏ (mini game show)… Tuy vậy, tình hình có vẻ không mấy khả quan khi mà ở nhiều nơi, giáo viên chủ nhiệm phó mặc hoàn toàn cho học sinh giữ lớp. Những biến tướng thường thấy là học sinh miệt mài thảo luận, tranh luận các chủ đề nhưng giáo viên không nhận xét, không đúc kết, thậm chí không quan sát mà dành thời gian làm việc khác (chấm bài chẳng hạn); học sinh hát múa từ đầu đến cuối giờ mà không có bất kỳ hoạt động nào khác nhằm bổ trợ thông tin hay mang tính định hướng giáo dục. Cá biệt có trường hợp, giáo viên cho học sinh ngồi hoạt động tự do tại chỗ suốt cả tiết sinh hoạt chủ nhiệm, còn biên bản thì tự điền thông tin, để hợp thức hóa về mặt giấy tờ hành chính. Học sinh khi thấy được cách làm hợp thức hóa này, sẽ nghĩ sao về thầy cô, sẽ nghĩ sao về giáo dục?

Rào cn ni ti

Công bằng mà nói, giáo viên cũng luôn mong muốn tiết sinh hoạt chủ nhiệm lớp là những thời khắc có ý nghĩa của cả thầy lẫn trò. Để sau này học sinh ra trường, bên cạnh những giờ học chính khóa, khoảng thời gian sinh hoạt lớp cũng là những kỷ niệm đẹp, đáng nhớ trong lòng mọi người. Nhưng có nhiều rào cản khiến cho nguyện vọng và sự nỗ lực của giáo viên dần bị bào mòn theo thời gian, để rồi nhiều giáo viên chọn cách thỏa hiệp hoặc buông xuôi, không còn nhiều nhiệt tình quan tâm đến giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Đáng chú ý, những rào cản đó, có khi đến từ những quy định, những nhiệm vụ mà nhà trường giao cho giáo viên. Các nội dung cần triển khai, những thông tin của nhà trường cần phổ biến, hay thường nhất là áp lực chỉ tiêu thành tích thi đua về học tập lẫn phong trào của từng lớp, khiến cho nhiều giáo viên phải chạy theo, phải thực hiện trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm. Mang sẵn tâm lý bị động, đôi phần phản kháng với các vấn đề chưa phù hợp này, trong quá trình triển khai, giờ sinh hoạt lớp của cả thầy lẫn trò lại càng trở nên mỏi mệt.

Có nhiều phương pháp, hình thức để giúp giờ sinh hoạt chủ nhiệm trở thành khoảng thời gian mà học sinh luôn háo hức chờ đợi. Trong đó, việc truyền cảm hứng có thể là một hướng đi mang lại nhiều hiệu quả. Bước đầu, giáo viên cần quan sát nhu cầu nhận thức của học sinh để lập chủ đề sinh hoạt phù hợp. Hãy tìm cách để hài hòa những điều giáo viên cần học sinh phải nghe và những điều các em muốn nghe. Ngoài ra, giáo viên cũng cần dung hòa giữa những nội dung mang tính cập nhật thời sự và những nội dung mang tính truyền thống, gắn liền với công tác xây dựng nhân cách học sinh. Kế đến, giáo viên cần nắm được thế mạnh của học sinh về các kỹ năng (tài lẻ) để thiết kế hoạt động đúng người, đúng việc. Chẳng hạn, sắp xếp để các em có năng khiếu hội họa thực hiện và trình bày một sản phẩm tranh vẽ theo chủ đề. Hay khuyến khích học sinh có tài năng văn chương sáng tác các bài vè ngắn, những câu lục bát ngắn gắn với các thông điệp theo chủ điểm sinh hoạt. Hoặc tạo điều kiện cho các em có năng khiếu âm nhạc trình bày những nhạc phẩm gắn với nội dung sinh hoạt… Cách làm này, ngoài việc làm phong phú, đa dạng hình thức sinh hoạt, còn giúp tránh được tình trạng giáo viên duy ý chí, áp đặt học sinh, khiến cho các em phải thở than như: “Em muốn sau này trở thành nhà văn mà thầy/cô cứ bắt em… làm toán”.

Đặc biệt, để tiết sinh hoạt chủ nhiệm mang lại hiệu quả thật sự, trong quá trình triển khai giáo viên cần tránh hai trường hợp. Một là phó mặc hoàn toàn cho học sinh như đã kể ở trên. Hai là kiểm soát quá mức, tham gia quá mức, làm triệt tiêu sự sáng tạo của học sinh. Ngược lại, giáo viên cần có sự động viên, khích lệ, hỗ trợ kịp thời. Mặt khác, giáo viên sẵn sàng và chân thành nêu ra những góp ý mang tính xây dựng cho học sinh.

Đơn Thun

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)