Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Truyền năng lượng đọc sách tích cực là một việc làm thiết thực

Tạp Chí Giáo Dục

Xã hi hin đi, cách tiếp cn ca con ngưi trong thi gian bn rn tt bt vi công vic áo cơm, hc tp thì chiếc đin thoi thông minh vn là mt cu cánh, đ con ngưi chúng ta tiếp cn thư giãn, gii trí nhanh nht. Gia đình tôi cũng theo xu hưng đó, nên các con tôi cũng có đin thoi t rt sm, thi đim hai năm cui ca tiu hc, tt nhiên là tôi cũng vô cùng lo lng, thm chí là căng thng vì biết nó s là con dao hai lưi, nhng chiếc đin thoi thông minh đó s thng lĩnh, cũng như là kim soát đi sng tinh thn, chi phi tâm lý, s phát trin th cht…

Tác giả và con thư giãn bằng cách tìm các quyển sách hay để đọc

Trong sự yêu thương của một người mẹ, thấu cảm những vấn đề của con, mà có lúc, tôi có cảm tưởng ghét bỏ, dị ứng với những giây phút về nhà, những âm thanh của các thiết bị công nghệ phá tan sự yên tĩnh mà đầu óc con người cần có thời gian để ổn định lại trí não, tâm lực. Các con tôi chỉ biết cầm chiếc điện thoại, làm gì cũng bật những âm thanh trong những trang TikTok, các thước phim ngắn trên Faeboook, Instagram, YouTube…

Tôi nhớ lại ngày đó, tôi đã tiếp xúc được với trang sách là do đón đọc từng tờ báo Nhi đồng, Khăn quàng đỏ, rồi lớn lên chút là vô cùng yêu quý tờ báo Mực tím, Áo trắng. Khát khao cháy bỏng được đọc những câu chuyện, bài thơ, lời hay ý đẹp, đố vui đã giúp một cô bé tuổi học sinh ngày ấy đạp xe cả chục cây số để đến các thư viện của các thầy cô trên thị xã để mượn sách, nào là Doraemon, Conan, truyện cổ tích nước ngoài Grim, truyện cổ Việt Nam…

Chính vì vậy, tôi đã nghĩ ra việc giúp các con mình đến với trang sách. Các con bây giờ được mở mang tầm mắt nhiều hơn, nên nhận thức trở nên khó tính hơn, nên khi về nhà, sau khi giải quyết công việc, đọc tin tức nhanh, hoặc gọi điện cho người thân xong, thì tôi sẽ không cầm điện thoại, mà thay vào đó là đọc sách, bắt gặp những câu văn hay, những lời nói phù hợp với mọi người trong nhà, tôi tâm đắc thì sẽ mạnh dạn chia sẻ nội dung đó, cùng với đó là việc thể hiện cảm xúc tốt đẹp, như vừa được thưởng thức món ăn gì đó rất ngon. Việc truyền năng lượng đọc sách tích cực ấy là một việc làm hiệu quả. Ban đầu, tôi cũng cảm thấy bị lơ đi, không quan tâm, nhưng tôi vẫn không nản lòng, tôi vẫn thực hiện thói quen đó, mỗi ngày, mỗi dịp, kể cả khi gia đình có dịp đi du lịch nghỉ ngơi, trên tàu xe, tôi vẫn tranh thủ đọc vài trang sách. Có lẽ cái nét đẹp ấy, đã từ từ được bộ não các con tiếp nhận, các con bắt đầu quan tâm đến sách. Những cuốn sách đủ mọi thể loại mà tôi đã đọc đã được con trai lớn chạm vào, mang về phòng, lòng tôi khi đó bắt đầu hiểu rằng cái biện pháp làm gương, đã có hiệu quả. Về sau nữa, con trai xong lớp 9, thì điểm thi văn là điều khiến con tự hào, và giúp con vào lớp 10, một cách nhẹ nhàng, con tự hiểu rằng, chính vì chăm đọc nên vốn từ, sự hiểu biết tăng lên dần cùng với đầu sách con đã đọc được. Từ một cậu bé vốn khô khan, lầm lì, ít nói, con đã mạnh mẽ hơn khi tham gia được tất cả các hoạt động học tập trong nhóm lớp.

Còn lại con gái, một đứa con lúc nào cũng mê TikTok, thì việc giúp con đến với sách bằng sự ép buộc hay răn đe, là giáo điều đi ngược lại mong đợi. Cho nên, song song với cách làm gương trong gia đình như đã kể trên, tôi đã giúp con bằng cách, siêng năng đi nhà sách, đường sách với con. Khi đến với những không gian như vậy, con sẽ tự tiếp nhận những điều trước mắt, bằng mắt thấy tai nghe, cùng những nét đẹp của những người yêu thích đọc sách, khao khát tìm hiểu kiến thức, chăm chỉ từng giờ phút bên trang sách.

Tôi biết rằng, tôi đã nỗ lực hết sức để truyền đạt lại cho các con kinh nghiệm tuổi thơ của mình. Tôi cảm thấy, mình đã sống rất trách nhiệm trong vai trò làm phụ huynh của con, gieo hành động thì sẽ gặt thói quen, gieo niềm tin thì sẽ có hy vọng – sẽ có ngày thành công. Tôi đã không nản lòng, tôi đã không từ bỏ để cho con cái niềm vui đến với sách, một sự lựa chọn để giải trí, trong rất nhiều sự chọn lựa để giúp cho tâm hồn yên tĩnh, suy nghĩ sâu sắc hơn, tư duy rộng mở hơn, và cũng là hình thành cho các con một kỹ năng, một thói quen tốt cho sức khỏe tinh thần của mình.

Đọc được một cuốn sách hay, như có một người bạn uyên bác bên cạnh, khi cần kiến thức thì sách như là một người thầy, một nhà bác học, khi cần được ủi an thì sách như một người bạn thân. Tôi vẫn thường chia sẻ những suy nghĩ đó với các con của mình, các bạn sẽ cho rằng, khó có thể làm được điều đó, vì các con thời buổi bây giờ sẽ cho rằng như vậy rất phiền, rất áp đặt, các con sẽ cảm thấy không nuốt trôi với những điều như thế. Cho nên, tôi phải tìm cách nói, vào những giờ gia đình sum họp, không gian thư giãn nhất, vừa nói vừa tâm tình, ví dụ như khi muốn các con vui, tôi kể về ký ức khi đọc tập Đoraemon, nói về sự tếu lâm của Chaien, các con sẽ theo đó mà bàn luận, hay khi muốn con chú ý đến những câu chuyện ngắn trong sách giáo khoa, tôi cũng sẽ khéo léo lồng ghép những nội dung, tình tiết khi cơ hội, tạo điều kiện cho con nói lên suy nghĩ của mình. Thời gian mỗi ngày một chút, những hành động, những thói quen, những chia sẻ cứ lần lượt được thực hiện cùng nhau, để từ đó, việc yêu thích sách, đọc sách, chia sẻ về sách trở thành lệ thường, là điều tất yếu được thực hiện xen kẽ, luân phiên, luân chuyển cùng nhau, xem điện thoại, xem ti vi, sử dụng máy tính, thì sẽ có giờ cho việc đọc sách.

Tôi nghĩ rằng, mỗi thời đại mỗi khác nhau, trẻ con mỗi thời điểm cũng rất khác nhau. Cho nên chúng ta không thể cấm đoán con hoàn toàn không được quyền tiếp xúc với công nghệ, mà thay vào đó, các con phải biết cảm nhận, có hiểu biết về tác hại – lợi ích của tất cả các kênh thông tin, nguồn giải trí. Từ đó, các con sẽ biết cách lựa chọn cho mình cách giải trí thư giãn tốt nhất, phù hợp nhất, sau những giờ học tập căng thẳng. Cùng với đó, các con cũng phải biết được niềm vui khi được lựa chọn cuốn sách mình mong chờ và yêu thích, để các con có sự hào hứng, phấn khởi khi lật trang sách mới, đọc nó, yêu quý nó, giữ gìn nó, như là một tài sản, như là một món quà vô giá, là niềm vui to lớn hơn bất cứ niềm vui nào, và cuốn sách đó hãy cùng con giữ gìn, bảo vệ, giúp con có một tủ sách của riêng mình. Muốn các con mình đến với sách, tôi nghĩ rằng, là cha mẹ, chúng ta hãy là tấm gương, là nguồn cơn, là người truyền năng lượng tích cực về việc đọc sách để các con có cảm hứng đến với trang sách.

Đừng bao giờ dùng quyền năng, bởi lý do rất cũ là mình làm cha mẹ, rồi quát nạt, la mắng, hù dọa, răn đe, bắt buộc con từ bỏ chiếc điện thoại xuống, mà trên tay thì không ngớt cầm và lướt hết trang mạng xã hội này đến trang mạng xã hội khác, có cả chơi game. Bởi vì, hành động đó như là “trống đánh xuôi/ kèn thổi ngược”, không mang lại hiệu quả gì, mà còn là cho không khí gia đình thêm căng thẳng, nặng nề… Và hãy mở trang sách ra đi, biết bao nhiêu điều thú vị, biết bao điều hiệu quả cho gia đình đang chờ đón.

H Xuân Đà

Bình luận (0)