Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Truyền thông giáo dục: Cánh tay phải thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục

Tạp Chí Giáo Dục

Ngành giáo dc TP.HCM nhiu năm nay xác đnh truyn thông giáo dc là mt trong nhng nhim v trng tâm, nhm thc hin hiu qu nhim v giáo dc. đó, công tác truyn thông giáo dc không ch dng vic truyn thông cho báo chí mà còn là đy mnh vic t truyn thông đến đi ngũ, ph huynh, hc sinh và xã hi.

Ông Nguyễn Văn Hiếu – Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM đặc biệt nhấn mạnh vai trò công tác truyền thông giáo dục 

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, đối với ngành giáo dục thành phố có 5 kênh truyền thông sẽ được sử dụng phổ biến nhằm truyền thông về ngành giáo dục thành phố, bao gồm: Cổng thông tin điện tử; Fanpage “Sở GD-ĐT Thành phố Hồ Chí Minh” trên Facebook; Thành lập Tổ công tác tiếp nhận và xử lý vấn đề truyền thông; Các cơ quan báo chí, truyền hình; Các kênh truyền thông khác.

Riêng đối với tổ công tác tiếp nhận và xử lý vấn đề truyền thông sẽ do Sở GD-ĐT thành lập, xây dựng giải pháp, thu thập thông tin, phản ánh, ý kiến từ dư luận, báo chí, mạng xã hội và các kênh truyền thông liên quan đến ngành giáo dục; Xây dựng chiến lược phòng ngừa và kịch bản ứng phó đối với khủng hoảng truyền thông…

Về hoạt động truyền thông, theo lãnh đạo Sở GD-ĐT, Sở GD-ĐT sẽ tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng truyền thông cho đội ngũ cán bộ phụ trách truyền thông các cấp. Định kỳ cung cấp thông tin cho báo chí thông qua thông cáo báo chí, họp báo. Tổ chức các sự kiện gặp gỡ, trao đổi giữa lãnh đạo sở với các cơ quan báo chí.

Thực hiện các phóng sự, bài viết giới thiệu về các điển hình tiên tiến, mô hình giáo dục hiệu quả. Tăng cường truyền thông sáng tạo, tổ chức các chương trình truyền thông trực tuyến (webinar, livestream) về các chủ đề được xã hội quan tâm và sản xuất các ấn phẩm truyền thông (tờ rơi, infographic, video clip) để phổ biến thông tin. Theo dõi, nắm bắt thông tin dư luận xã hội và xử lý khủng hoảng truyền thông. Phối hợp với các sở, ngành và địa phương để thực hiện truyền thông liên ngành về các vấn đề liên quan đến giáo dục, đào tạo.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu đánh giá, công tác truyền thông giáo dục khi được thực hiện một cách bài bản, kịp thời, chú trọng sẽ cung cấp đầy đủ, toàn diện và kịp thời các thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về GD-ĐT, các kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của ngành đến cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh và xã hội. Từ đó nâng cao nhận thức và sự đồng thuận cao của người dân, phụ huynh, học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về chủ trương, chính sách, hoạt động của ngành GD-ĐT, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục.

Công tác truyền thông giáo dục hiệu quả sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục

Việc truyền thông kịp thời cũng hỗ trợ xây dựng và quảng bá hình ảnh tích cực của ngành GD-ĐT thành phố là môi trường giáo dục chất lượng, năng động và sáng tạo. Đặc biệt, tăng cường tương tác giữa Sở GD-ĐT với các đối tượng liên quan, kịp thời giải đáp thắc mắc và ghi nhận phản hồi. Từ đó đảm bảo việc xử lý và ngăn chặn kịp thời các sự cố truyền thông có thể xảy ra.

Truyn thông giúp xây dng chính sách, thc thi chính sách giáo dc

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, công tác truyền thông ngành giáo dục được đẩy mạnh xoay quanh việc truyền thông các hoạt động chỉ đạo, điều hành chủ trương, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước đến công chức, viên chức, học sinh, học viên, người dân và toàn xã hội, truyền thông một cách chủ động, kịp thời, phù hợp, dễ tiếp cận.

Thông qua công tác truyền thông sẽ giúp ngành giáo dục kịp thời nắm bắt, tiếp nhận, phân tích xử lý các thông tin góp ý của học sinh, học viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, các cơ quan báo chí, truyền thông và nhân dân để tham mưu cho lãnh đạo Sở GD-ĐT, đơn vị chuyên môn trong việc xây dựng chính sách và thực thi chính sách, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành.

Đảm bảo các kết quả nổi bật về giáo dục, các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được truyền thông giới thiệu và tôn vinh. Những giải pháp đột phá, cách làm hay, hiệu quả, sáng tạo của các cơ sở giáo dục trong công tác quản lý, tổ chức các hoạt động giáo dục cần được chú trọng quảng bá.

Việc phối hợp giữa Sở GD-ĐT, địa phương và các cơ sở giáo dục với các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình trong tuyên truyền những nội dung tích cực cũng như việc nhận diện, xử lý và ngăn chặn khủng hoảng truyền thông được thực hiện một cách toàn diện, hiệu quả, kịp thời. Đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc quy tắc phát ngôn và cung cấp thông tin, quy tắc ứng xử báo chí trong công tác truyền thông.

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh, kế hoạch truyền thông hướng tới nâng cao nhận thức, sự đồng thuận của người dân, phụ huynh, học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên về chủ trương, chính sách, hoạt động của ngành giáo dục.

Xây dựng và quảng bá hình ảnh tích cực của ngành giáo dục thành phố. Song song tăng cường tương tác giữa Sở GD-ĐT với các đối tượng liên quan, kịp thời giải đáp thắc mắc và ghi nhận phản hồi.

“Trong thực hiện đổi mới giáo dục và triển khai nhiều đề án, chính sách giáo dục mới như hiện nay, công tác truyền thông giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng giúp đội ngũ, phụ huynh học sinh, xã hội hiểu về các chính sách và có sự đồng thuận, ủng hộ, phối hợp, từ đó giúp ngành thực hiện hiệu quả các mục tiêu giáo dục. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thì phải triển khai hiệu quả truyền thông giáo dục, mỗi nhà trường, mỗi thầy cô giáo phải phát huy tốt vai trò của mình, chủ động trong công tác truyền thông đến phụ huynh, học sinh, xã hội để giúp xã hội hiểu đúng việc đổi mới giáo dục, các chủ trương, chính sách của ngành, của thành phố về giáo dục…” – ông Nguyễn Văn Hiếu nhấn mạnh.

Đ Yến Hoa thc hin

 

Bình luận (0)