Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Truyền thông về GDNN chưa tốt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Giáo dc ngh nghip (GDNN) đang khng đnh v thế trong h thng giáo dc, tuy nhiên vn còn không ít ph huynh do thiếu thông tin dn đến hiu chưa đúng v giá tr ca đào to ngh.

Ph huynh tham gia Ngày hi tư vn hưng nghip và phân lung hc sinh sau THCS do Trung tâm GDNN-GDTX huyn Bình Chánh t chc năm 2018

Đến tham d cho… có mt

Trao đổi về công tác hướng nghiệp, phân luồng hiện nay, phó chủ tịch một huyện ngoại thành TP.HCM cho biết nhiều phụ huynh than phiền muốn con vào trường nghề nhưng không có thông tin về hệ thống GDNN. Tuy nhiên, nhiều lần địa phương tổ chức các buổi tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, có gửi thư mời phụ huynh nhưng cả huyện chỉ lác đác vài người có mặt. Rút kinh nghiệm, chúng tôi tổ chức vào buổi tối nhưng cũng không ai quan tâm, dù đã nhiều lần gọi điện thoại để nhắc. “Các địa phương có tỷ lệ phân luồng học sinh sau THCS vào GDNN thấp thì bị phê bình không tuyên truyền hoặc tuyên truyền chưa sâu rộng, trong khi chúng tôi chủ động đến từng trường mời học sinh về các trường TC-CĐ và doanh nghiệp để tham quan, làm quen với ngành nghề đào tạo”, vị phó chủ tịch này nói.

Ông Huỳnh Quốc Tuấn (Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện Bình Chánh, TP.HCM) cho biết hàng năm trung tâm phối hợp với các trường TC-CĐ và doanh nghiệp tổ chức Ngày hội hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS. Ngày hội được nhiều phụ huynh chủ động tìm đến với nhu cầu tìm hiểu thật sự, bên cạnh đó cũng có người đến chỉ để… cho có mặt. Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Cường (Phó ban Đào tạo Hội GDNN TP.HCM) khẳng định công tác tư vấn hướng nghiệp giúp học sinh và phụ huynh có nhận thức đúng đắn trong việc chọn nghề, học nghề phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình và năng lực. Thông qua việc tư vấn hướng nghiệp và giải quyết việc làm góp phần giải quyết tình trạng thừa thầy thiếu thợ, tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển chung.

Ông Lê Nguyễn Thông Minh (Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn) cho biết hàng năm trường phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đoàn thể trong quảng bá chiêu sinh, tư vấn hướng nghiệp và công khai chuẩn đầu ra chất lượng đào tạo các ngành nghề (trình độ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường…) nhằm thu hút học sinh học nghề. Hướng nghiệp hiệu quả cũng là một trong những giải pháp để tuyển sinh người học trong bối cảnh công tác tuyển sinh GDNN cạnh tranh như hiện nay.

Để truyền thông GDNN hiệu quả hơn, đại diện Trường TC nghề Kỹ thuật Công nghệ Hùng Vương cho rằng cần phải có cơ chế phối hợp với Sở GD-ĐT để cơ sở GDNN tiếp cận dạy nghề cho học sinh, vì đây là một khâu quan trọng trong công tác định hướng và tư vấn nghề nghiệp cho các em. Ngoài ra, các buổi làm việc với doanh nghiệp về định hướng lao động, chúng ta cần kết hợp lấy chính xác nhu cầu nhân lực tại các doanh nghiệp, từ đó dự báo và phân bổ chỉ tiêu đào tạo nghề đến các trường.

Chưa hiu đúng v GDNN

Bà Nguyễn Thị Hải (ngụ P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ: “Công tác tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ THCS là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay các chương trình còn mang tính hình thức, nội dung chuyển tải đến học sinh và phụ huynh chưa nhiều, không sâu…, đây là một trong những nguyên nhân khiến phụ huynh không mặn mà tham gia”. Trong khi đó, tại buổi làm việc giữa Sở LĐ-TB&XH TP.HCM với các trường nghề về công tác tuyển sinh mới đây, đại diện nhiều trường khẳng định việc hướng nghiệp cho học sinh ngay từ THCS không hiệu quả bằng tuyên truyền trong phụ huynh. Bởi ở tuổi này, các em chưa định hình nghề nghiệp cho mình trong tương lai. Ông Đặng Minh Sự (Trưởng phòng GDNN, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) đánh giá thông tin tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh về Luật GDNN, vai trò của đào tạo nghề trong việc phát triển nhân lực, đặc biệt là sự thiếu hụt lao động trong các KCX-KCN còn hạn chế. Mặc dù chính sách đối với người học nghề đã được hoàn thiện, theo đó miễn phí cho đối tượng chính sách, học sinh tốt nghiệp THCS, người học các ngành khó tuyển nhưng xã hội cần; chính sách học bổng, trợ cấp xã hội; chính sách cho đối tượng ưu tiên như người nghèo, người khuyết tật… nhưng không phải ai cũng biết. Vì vậy, công tác tuyên truyền GDNN ở một số địa phương phải xem lại và chọn hình thức hiệu quả hơn để người dân có cơ hội tiếp cận.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân nhìn nhận: “Một bộ phận người dân chưa đánh giá đúng và khách quan về nhu cầu phát triển dạy nghề là cấp thiết cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa là do tuyên truyền chưa đến nơi đến chốn”.

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)