Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Truyện tranh hóa” tác phẩm văn học để thu hút HS

Tạp Chí Giáo Dục

S xut hin ca vô s hình thc gii trí đã thu hút, hp dn, quyến rũ thanh thiếu niên; nhng tác phm văn hc dày đc chng như không còn là “ưu tiên s mt” đ các bn la chn, k c nhng em hc sinh (HS) đang ngi trên ghế nhà trưng. Nm bt đưc xu hưng đó, nhiu tác phm văn hc kinh đin đã đưc làm mi bng cách “truyn tranh hóa” đ thu hút đc gi tr. Liu đây có phi là cách ti ưu?

Các em nh say sưa đc truyn tranh ti mt nhà sách

Thu hút HS bưc vào thế gii văn chương

Thực ra đã có nhiều tác phẩm văn học kinh điển trên thế giới được chuyển thể, như: Bộ truyện tranh văn học cổ điển (Danh tác thế giới – NXB Kim Đồng mua bản quyền của Hàn Quốc); bộ truyện tranh Nhập môn triết học và khoa học (NXB Trẻ mua bản quyền); Hoàng Tử bé (Công ty Nhã Nam mua bản quyền);  Nhà thờ Đức Bà Paris, Những người khốn khổ (nhà văn Victor Hugo), Romeo và Julie (nhà văn William Shakespeare)… Tuy nhiên “truyện tranh hóa” tác phẩm văn học Việt Nam lại khá mới mẻ.

Chí Phèo (Nam Cao); Tắt đèn (Ngô Tất Tố); Giông tố (Vũ Trọng Phụng)… là những tác phẩm văn học nổi tiếng, từng làm nên bộ mặt lịch sử của giai đoạn văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Dựa vào nguyên bản, Công ty Phan Thị đã “biến” thành những cuốn truyện tranh hấp dẫn qua nét bút của nhóm họa sĩ Hoàng Nhật Tuấn (1986), Phạm Kiều Oanh (1984) và Nguyễn Nhật Nguyên (1986). Nhiều ý kiến cho rằng, cách làm này hay, thu hút các em HS.

Cô Lê Thị Thúy (giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3) cho rằng: “Việc chuyển thể từ tác phẩm văn học trong nhà trường sang truyện tranh giúp các em dễ tiếp thu hơn vì những trang lý thuyết ấy đã được chuyển sang thành lời thoại. Nhưng những tác phẩm như vậy, chúng ta chỉ nên cho HS tham khảo”.

Có thể nói truyện tranh được rất nhiều lứa tuổi HS yêu thích. Theo bà Quách Thu Nguyệt (Phó Giám đốc Công ty Đường sách TP), có đến 59% HS cấp 1 và 38% HS cấp 2 thích đọc truyện tranh, còn lại là các loại sách khác như: sách khoa học, kỹ năng sống, lịch sử…

Đọc tác phẩm truyện tranh Chí Phèo cách đây không lâu, em Quỳnh Hương (HS Trường THPT Trần Phú) nhận xét: “Đọc tác phẩm văn học rất ngán vì ít hình mà lại nhiều chữ. Còn trong truyện tranh, câu thoại ngắn gọn hơn, nên được chúng em ưa chuộng thay cho những loại sách khác”.

Cn đưc đu tư chn chu, kng hơn

Không thể phủ nhận sức hút của chàng Chí, chị Dậu… khi bước vào truyện tranh, thế nhưng nhiều người đọc cho rằng vẫn có “sạn” khi tác phẩm văn học Việt Nam được chuyển thể thành truyện tranh. Diễn giả Hồ Nhựt Quang (chuyên nghiên cứu về văn hóa) cho rằng, trong thời buổi đương đại này khi mà phải chịu áp lực thời gian của công việc, nhiều người không còn thời gian để đọc hết những tác phẩm dày thì truyện tranh ra đời giúp họ có nguồn cảm hứng tiếp cận việc cảm thụ văn học khá tốt. Tuy nhiên, điều tôi lo sợ nhất là sẽ có nhiều “hạt sạn” sinh ra khi hầu hết tác phẩm này có những cảnh tả thực về “chuyện khó nói” ví dụ như chuyện phòng the hoặc việc chửi thề, ăn vạ, chém giết… Khi mà các tác phẩm này đến tay các bạn trẻ còn ở độ tuổi vị thành niên thì hóa ra phương pháp “trực quan sinh động” này lại dễ tạo ấn tượng không tốt trong tâm hồn các em. Hơn nữa, chỉ chuyên chú vào truyện tranh không thì sẽ mất đi phần lớn giá trị văn học về ngôn ngữ thời đại của tác phẩm. Nên chăng, ta nên xem phim ảnh, sân khấu và truyện tranh là các sản phẩm giải trí.

Cô Lê Th Thúy (giáo viên Trưng THPT Lê Quý Đôn, Q.3) cho rng: “Vic chuyn th t tác phm văn hc trong nhà trưng sang truyn tranh giúp các em d tiếp thu hơn vì nhng trang lý thuyếy đã đưc chuyn sang thành li thoi. Nhưng nhng tác phm như vy, chúng ta ch nên cho HS tham kho”.

Dưới góc độ là một giáo viên, cô Đoàn Xuân Nhung (giáo viên môn ngữ văn, Trường THCS Võ Trường Toản, Q.1) nhận định: “Truyện tranh hóa tác phẩm văn học sẽ có nhiều hình ảnh minh họa sinh động, thu hút được độc giả nhỏ tuổi giúp các em sớm tiếp cận với tác phẩm văn học. Tuy nhiên, việc chuyển thể như vậy sẽ làm mất đi giá trị vốn có tác phẩm gốc. Vì là truyện tranh nên lời văn nguyên bản không còn mà phải rút gọn, cắt ngắn câu văn nên làm mất đi giá trị nghệ thuật văn chương. Trong tác phẩm gốc có những chi tiết nên nếu chỉ thể hiện bằng lời văn thì sẽ có thể dùng biện pháp nói giảm nói tránh để giảm sự trần trụi của tình tiết ấy. Còn nếu thể hiện bằng tranh thì sự trần trụi lại tăng lên và gây phản cảm với trẻ em”.

Không chỉ riêng nội dung, hình ảnh trong các cuốn sách “truyện tranh hóa” cũng khiến nhiều người nhầm lẫn. Theo ý kiến nhiều độc giả, nếu nhìn vào hình vẽ mà không đọc chữ, có thể nhầm lẫn Chí Phèo, Tắt đèn là… truyện Nhật. Vì chị Dậu trong truyện tranh trẻ măng, mắt to, tròn, long lanh, mặt đẹp như các cô nữ sinh trong truyện Nhật, còn Chí Phèo thì na ná các vai… hung thần không phù hợp với nội dung của các tác phẩm nguyên tác cho lắm, vì quá sắc nhọn, chi tiết vẽ và ngoại hình nhân vật không “thuần Việt”.

Xu hướng truyện tranh hóa văn học hiện thực là một ý tưởng mới nhận được nhiều ủng hộ, giúp làm phong phú thêm thể loại truyện tranh trong nước cũng như để bạn đọc tiếp cận dễ dàng hơn với tác phẩm văn học. Tuy nhiên, cũng còn không ít hạn chế từ hình thức đến nội dung. Nếu như được đầu tư chỉn chu hơn sẽ không chỉ  hấp dẫn, gần gũi mà còn giúp bạn đọc hiểu thêm về tinh thần, cốt cách của một dòng văn học lịch sử nước nhà.

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Bình luận (0)