Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

TS. Lê Xuân Nghĩa: Tháng 5 sẽ kiềm chế được lạm phát

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Việt Nam hoàn toàn có thể kiềm chế được lạm phát nếu Chính phủ kiên trì với các biện pháp thắt chặt tiền tệ, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nhận định.

“Tháng 4 này sẽ là tháng cuối cùng chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, nếu Ngân hàng Nhà nước kiên quyết thực hiện các chính sách giảm cung tiền; từ tháng 5, các chính sách về cung ứng tiền tệ mới có tác dụng thực tế,” ông Nghĩa cho biết.

Việt Nam hoàn toàn có thể kiềm chế được lạm phát nếu Chính phủ kiên trì với các biện pháp thắt chặt tiền tệ, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nhận định.

Nguyên nhân của việc chính phủ chưa kiên trì với các giải pháp thắt chặt tiền tệ vì “lo” lãi suất tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp nên thắt chặt được một thời gian rồi lại “nới lỏng” nên chưa đạt được mức kiềm chế lạm phát như mong muốn.
Cụ thể, trong năm 2010, Việt Nam đã không kiên trì theo đuổi các chính sách về thắt chặt tiền tệ, đã dẫn đến lạm phát tăng cao, nhất là trong quý 4, gây hiệu ứng đến quý 1/2011.
Ông Nghĩa cũng bác bỏ ý kiến cho rằng thâm hụt thương mại làm gia tăng lạm phát. “Thâm hụt thương mại chỉ làm giảm dự trữ ngoại tệ của nước ta chứ không ảnh hưởng đến lạm phát, mà chỉ tạo ra tâm lý lạm phát.”
Vài hôm gần đây, nhiều báo chí đưa tin giá USD ở chợ đen thấp hơn mức giá các ngân hàng thương mại đang áp dụng. Nhiều người cho rằng đây là diễn biến “tự nhiên” của thị trường, nhưng theo ông Nghĩa, những thay đổi này là nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, vì khi cung tiền ra thì trường giảm thì tỷ giá hối đoái giữa VND và USD sẽ giảm.
“Hiện nay, Việt Nam đang bị “giằng xé” bởi chính sách “đa mục tiêu”: vừa muốn tăng trưởng kinh tế, vừa muốn kiềm chế lạm phát, nhưng cũng muốn tạo ra nhiều việc làm, vừa muốn đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập khẩu. Để thực hiện các mục tiêu này cùng một lúc là không dễ vì các chính sách có tác động trái chiều với nhau,” ông Nghĩa nói.
Cũng theo ông Nghĩa, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tăng trưởng không bền vững vì muốn tăng trưởng phải đầu tư, nhưng đầu tư không hiệu quả thì sẽ dẫn đến tăng trưởng không bền vững.
Nguồn DÂN TRÍ

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)