Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Từ 15/11 cấm mũ bảo hiểm thời trang

Tạp Chí Giáo Dục

MBH thời trang không còn chỗ đứng (Ảnh: MH)“Kể từ 15/11, mũ bảo hiểm (MBH) được dán tem kiểm định chất lượng CR thay thế cho tem CS. Lô hàng sản xuất sau ngày này mà vẫn dán tem CS sẽ không được lưu thông trên thị trường. Hiện, chưa có loại MBH thời trang nào được cấp chứng nhận chất lượng”.

Đó là lời khẳng định của ông Ngô Quý Việt, Tổng cục trưởng Tổng cục đo lường chất lượng (Bộ KH&CN) tại Hội nghị công tác quản lý chất lượng mũ bảo hiểm (MBH) mới được Bộ này tổ chức.

Không chạy theo “sáng chế” của doanh nghiệp

Dọc các dãy phố Chùa Bộc, Huế, Khâm Thiên… những cửa hàng bán MBH đang mọc lên như nấm phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Hàng chục nhãn MBH cùng xuất hiện ở một cửa hàng, đắt thì vài trăm nghìn đồng/chiếc, nhưng cũng có loại mũ cực thời trang mà giá thành lại cực “mềm” 50-70 nghìn đồng/chiếc.

Các cửa hàng cho biết, mỗi ngày không dưới 30 chiếc MBH trở thành phương tiện đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Trong đó, MBH thời trang là mặt hàng bán chạy nhất. Trong khi đó, kết quả kiểm tra của thanh tra Bộ KH&CN cho thấy, gần 100% MBH thời trang không đảm bảo chất lượng. Những chỉ tiêu không đạt thường là độ bền va đập và hấp thụ xung động, độ bền đâm xuyên, phạm vi bảo vệ, góc nhìn… 42/45 mẫu không đạt chất lượng (chiếm 93%), 66,2% không đạt yêu cầu về ghi nhãn.

Không công nhận những kết quả trên, một số đơn vị sản xuất MBH thời trang phản ánh: đã được Trung tâm kỹ thuật 1 kiểm định chất lượng và đã đạt tiêu chuẩn nhưng chưa được cấp dấu CS (công bố hợp chuẩn). Thực chất, MBH thời trang cũng có vỏ ngoài bằng nhựa, trong lót xốp như MBH thông thường và vành mũ lưỡi trai có thể bẻ được.

Trả lời vấn đề này, ông Ngô Quý Việt, Tổng cục trưởng Tổng cục đo lường chất lượng khẳng định, ngoài việc tuân thủ các quy định về kỹ thuật, các cơ sở sản xuất MBH chứng minh được sự an toàn đối với người sử dụng, bằng các chứng cứ khoa học kỹ thuật chứ không phải bằng cảm quan.

MBH thời trang có kiểu dáng khác với MBH thông thường nên khi xảy ra tai nạn phải có tính năng bảo vệ người sử dụng. Những phụ kiện rườm rà như vành mũ lưỡi trai có thể gây sát thương các vùng mặt, mắt của người sử dụng. Hiện Bộ KH&CN, Tổng cục phối hợp với Hội bảo vệ người tiêu dùng VN có cuộc khảo sát thị trường về các loại MBH thời trang: về kiểu dáng, kích thước… Sau đó, Bộ và Tổng cục sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng. Đến thời điểm này, Bộ KH&CN vẫn chưa cấp giấy chứng nhận chất lượng cho MBH thời trang. Những loại MBH thời trang lưu thông trên thị trường là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng sẽ không ban hành quy trình thẩm định về MBH thời trang để chạy theo sáng chế của DN.

Ít doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn mới

Nhằm quản lý chất lượng MBH trên thị trường, ông Vũ Văn Diện, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục đo lường chất lượng cho biết, bắt đầu từ ngày 15/11, MBH của các DN sản xuất trong nước phải được tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định tiến hành đánh giá chứng nhận. Nếu phù hợp quy chuẩn, DN được cấp giấy chứng nhận thời hạn không quá 3 năm; phải gắn dấu CR lên MBH trước khi đưa ra lưu thông và thực hiện công bố hợp quy tại Chi cục TĐC tỉnh thành phố. DN nhập khẩu phải thực hiện chứng nhận MBH theo lô khi nhập khẩu và gắn dấu CR trước khi lưu thông.

Trường hợp MBH cho người đi mô tô, xe máy đã được lưu thông trước ngày 15/11/2008 đã công bố phù hợp tiêu chuẩn, gắn dấu CS hoặc đã được kiểm tra, gắn tem “đã kiểm tra” (đối với MBH nhập khẩu) thì vẫn được tiếp tục lưu thông. Còn đối với các DN chưa thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu CR sẽ không được cung cấp MBH ra thị trường.

Ông Ngô Quý Việt giải thích thêm, thời điểm này, trên thị trường vẫn tồn tại song song 2 loại tem CS (công bố hợp chuẩn) và CR (công bố hợp quy). Dù chất lượng MBH không có sự khác biệt nhưng tem CS là quản lý bằng tiêu chuẩn, mang tính chất tự nguyện của các DN. DN tự chịu tránh nhiệm về công bố chất lượng sản phẩm. Còn dán tem CR, MBH phải đạt các quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc và phải được một tổ chức chứng nhận hợp quy kiểm tra chất lượng do cơ quan chức năng chỉ định. Hiện Bộ KH&CN đã chỉ định 5 tổ chức chứng nhận hợp quy: Trung tâm kỹ thuật 1, 2, 3, Trung tâm Quacert, Văn phòng Chứng nhận chất lượng-BQC.

Ông Nguyễn Hải Nam, PGĐ Trung tâm Quacert cho biết, hiện nay có 82 DN trong nước đang tiếp tục sản xuất MBH. Đến ngày 10/11, thực hiện quản lý chất lượng theo quy định mới, đã có 51 DN đăng ký chứng nhận hợp quy tại các tổ chức chứng nhận được chỉ định. Tuy nhiên, mới chỉ có 14 DN hoàn tất việc chứng nhận hợp quy đối với 56 kiểu loại mũ.

P.Thanh – Hà Minh (dantri.com.vn)

Bình luận (0)

Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Từ 15/11, cấm mũ bảo hiểm thời trang

Tạp Chí Giáo Dục

Cụ thể, cấu tạo cơ bản của mũ đạt “chuẩn” phải có các bộ phận sau: vỏ mũ, lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ), quai đeo. Mũ phải được sản xuất bằng các vật liệu không gây hại đến da và tóc của người sử dụng.

Đối với loại che cả đầu, tai và hàm, khối lượng của mũ, kể cả các bộ phận kèm theo, không được lớn hơn 1,5 kg (đối với mũ cỡ lớn), 1,2kg (đối với mũ cỡ trung và nhỏ). Đối với loại che cả đầu, tai và loại che nửa đầu là 1 kg (mũ cỡ lớn), 0,8 kg (mũ cỡ trung và cỡ nhỏ).

Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khoá quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ…

Phúc Hưng (dantri.com.vn)