Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Từ 1/9, các trường đại học dân lập phải chuyển sang trường tư thục

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành thông tư quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục. Theo đó, từ ngày 1/9/2010, tất cả các trường ĐH dân lập phải chuyển sang tư thục.

Theo đó, sau khi chuyển đổi, trường đại học tư thục có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các cam kết pháp lý trước đây của trường đại học dân lập với các tổ chức, đơn vị, cá nhân về các khoản nợ, tài chính, tài sản, hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ đối với người học và xây dựng phát triển trường như đã cam kết tại đề án thành lập trường.

Từ thời điểm chuyển đổi, trường đại học tư thục duy trì mức đóng học phí của người học như trường đại học dân lập đã quy định cho đến kết thúc học kỳ hoặc kết thúc năm học. Trong học kỳ hoặc năm học tiếp theo, nhà trường quy định mức đóng học phí theo quy định của pháp luật và thông báo công khai trước cho người học biết.
Bên cạnh đó, trường ĐH dân lập có trách nhiệm thông báo kế hoạch chuyển đổi cho người học, cán bộ và giảng viên của nhà trường biết để đảm bảo sự hoạt động bình thường của nhà trường trong và sau khi quá trình chuyển đổi kết thúc. Việc chuyển đổi không được gây gián đoạn cho quá trình học tập của người học.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ GD-ĐT xem xét đề án chuyển đổi, trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển đổi loại hình trường.
Việc giám sát việc chuyển đổi sẽ do Bộ GD-ĐT phối hợp với các địa phương nơi trường đại học dân lập đặt trụ sở và các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện.
Chuyển các trường đại học dân lập sang tư thục: Công khai hóa tài chính và quản lý
Theo Luật Giáo dục mới, có 3 loại hình trường gồm: công lập, dân lập và tư thục. So với quy chế trường đại học dân lập cũ, quy chế tổ chức và hoạt động của ĐH tư thục minh bạch và rõ ràng hơn về quyền sở hữu tài sản.
Trước đây, điều lệ các trường dân lập không quy định vốn điều lệ thành lập trường thì nay, trong quy chế ĐH tư thục, số vốn ban đầu thành lập trường tối thiểu phải là 15 tỷ đồng, ngoài ra còn phải có phòng thí nghiệm, công trình phục vụ nghiên cứu, đào tạo, diện tích đất tối thiểu phải đạt 10m2/sinh viên… (tức là phải có ngay cơ sở vật chất khi thành lập trường, trong khi trước đây, quy chế dân lập yêu cầu sau 10 năm phải xây dựng trường tương xứng với quy mô và ngành nghề đào tạo).
Mặt khác, về cơ chế quản lý, ĐH dân lập không có đại hội cổ đông, trong khi ĐH tư thục quy định có đại hội cổ đông và ban kiểm soát, có quyền lực rất lớn như: bổ sung hoặc bãi miễn thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), tạo ra một cơ chế hoạt động công khai, minh bạch, buộc các thành viên HĐQT có trách nhiệm đối với các cổ đông thành lập trường. Chúng tôi muốn tạo ra một cơ chế dân chủ trong việc điều hành hoạt động và sử dụng kinh phí của nhà trường.

Phó Vụ trưởng Vụ ĐH – Sau ĐH, Bộ Giáo dục và Đào tạo Phan Mạnh Tiến (theo báo NLĐ)

 

Nguồn DĐDN

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)