Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Từ bỏ cơ hội du học để… nối nghiệp ba mẹ

Tạp Chí Giáo Dục

Trong hơn 200 hc sinh, sinh viên vinh d nhn hc bng Nguyn Đc Cnh năm hc 2020-2021 va qua, Nguyn Kh Vi (cu hc sinh Trưng Trung hc Thc hành, Trưng ĐH Sư phm TP.HCM) là mt trong nhng gương mt tiêu biu nht.


Nguyn Kh Vi (ôm hoa) chp hình lưu nim cùng ba (ngoài cùng bên phi), em trai và lãnh đo Công đoàn ngành GD-ĐT TP.HCM ti l trao hc bng Nguyn Đc Cnh năm hc 2020-2021

Xuất thân trong gia đình nhà giáo, với mong muốn được nối nghiệp ba mẹ, Khả Vi đã từ bỏ cơ hội đi du học bằng học bổng toàn phần tại Nhật Bản, quyết định ở lại Việt Nam theo học ngành sư phạm.

T chi hc bng du hc toàn phn ti Nht Bn

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có cả ba và mẹ đều làm giáo viên, được tiếp xúc với môi trường giáo dục từ nhỏ, với Khả Vi đó là một điều may mắn. Ngay từ nhỏ Khả Vi đã được theo ba mẹ đến trường, lúc ấy cô bé thường say mê ngắm nhìn không chán hình ảnh ba mẹ đứng trên bục giảng bài. Hình ảnh đó với Khả Vi tựa như chất xúc tác để tình yêu với nghề giáo được nhân lên từng chút một. Lớn lên thêm, trong các câu chuyện của ba mẹ, Khả Vi được lắng nghe những tâm sự về nghề, về học trò… Ở đó, em thấy có cả niềm vui, nỗi buồn, những trăn trở…, mọi thứ đều giản đơn, bình dị, vũ trụ tưởng như chỉ xoay quanh những cô cậu học trò.

“Em nhớ nhất là trong một lần dọn nhà, vô tình em tìm thấy những cuốn nhật ký và các món quà mà học trò tặng ba mẹ. Phần nhiều đều là những món quà handmade – tức là do chính tay các anh chị làm để dành tặng thầy cô mình. Đọc những dòng chữ viết trên đó, em cảm thấy rất xúc động. Chắc hẳn các anh chị học sinh đó phải dành nhiều tình cảm cho ba mẹ lắm và ba mẹ chắc cũng yêu thương học trò của mình lắm mới được đền đáp lại bằng những tình cảm như thế. Giây phút lần giở những món quà cũ của ba mẹ, em đã tin chắc rằng nghề giáo sẽ là nghề mình chọn”, Khả Vi nhớ lại.

Năm học lớp 12, trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề, Khả Vi đã tự tin đăng ký tuyển thẳng vào ngành sư phạm tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Ngày nhận thông báo trúng tuyển vào ngành sư phạm tiếng Anh cũng là lúc Khả Vi nhận được học bổng toàn phần tại ĐH Quốc tế IPU (Nhật Bản) ngành quản trị kinh doanh. “Đi du học hay ở lại, câu hỏi ấy em đã phải đặt ra rất nhiều lần. Để có thể giành được học bổng toàn phần này, em đã phải trải qua vòng thi viết, vòng thi phỏng vấn, tranh tài với rất nhiều ứng viên xuất sắc trên toàn Việt Nam. Ngày đó khi đăng ký ứng tuyển học bổng em chỉ mong muốn được thử thách bản thân, muốn được khám phá những vùng đất mới”, Khả Vi cho biết.

Khi đặt hai ngã rẽ đó lên bàn cân-đo, Khả Vi đã quyết định ở lại Việt Nam theo học ngành sư phạm tiếng Anh, nối nghiệp ba mẹ. “Không hiểu sao hình ảnh ba mẹ thức khuya soạn bài, chấm bài lại chính là hình ảnh níu chân em ở lại. Em muốn được như ba mẹ, dấn thân vào nghề giáo, viết tiếp câu chuyện nghề đầy ăm ắp tình yêu thương mà ba mẹ đã viết. Quyết định từ bỏ cơ hội đi du học bằng học bổng toàn phần lần này với em có lẽ không phải là bỏ lỡ mất điều gì đó. Sau này, em vẫn có thể tìm kiếm được cơ hội du học bằng học bổng khác nếu như bản thân thực sự cố gắng, quyết tâm”, Khả Vi bày tỏ.

N lc hc tp, rèn luyn đ “xng danh” con nhà giáo

Niềm tự hào “con nhà giáo” chính là động lực để Khả Vi luôn cố gắng phấn đấu trong học tập, rèn luyện. Kết thúc 12 năm học phổ thông, thành tích Khả Vi “gặt” được là 12 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi; đoạt giải 3 học sinh giỏi môn ngữ văn cấp TP năm lớp 12; nhận học bổng toàn phần của ĐH Quốc tế IPU (Nhật Bản)… “Động lực nhiều nhưng áp lực cũng có. Bạn bè luôn nghĩ rằng con thầy cô giáo thì không thể học dở được. Em luôn nhắc nhở bản thân phải học tập, rèn luyện như thế nào để ba mẹ không phải băn khoăn về mình”, Khả Vi chia sẻ.

Nói về lý do chọn học ngành sư phạm tiếng Anh dù có năng khiếu về môn ngữ văn, Khả Vi cho hay, tiếng Anh là ngôn ngữ quan trọng, cần thiết để có thể kết nối với thế giới. Đó là điều rất cần thiết trong giáo dục hiện đại. “Ngoại ngữ và ngữ văn tưởng như không hề liên quan đến nhau nhưng thực tế vẫn có sự tương đồng nhất định, khi kết hợp lại ngữ văn có thể hỗ trợ và giúp phát triển ngôn ngữ tiếng Anh. Đơn giản như từ ngữ văn có thể tìm ra phương pháp để truyền tải ngôn ngữ tiếng Anh đến học sinh một cách dễ hiểu và thu hút nhất, đưa học sinh khám phá thế giới”, Khả Vi nói.

Ít ai biết, chỉ với việc tự học, Khả Vi đạt được trình độ IELTS 6.5 và đang luyện để lấy chứng chỉ cao hơn. Bật mí về bí quyết học tiếng Anh, Khả Vi cho hay: “Phương pháp học tiếng Anh của em rất đơn giản. Em thường tạo môi trường trau dồi và tiếp thu tiếng Anh một cách chủ động qua phim ảnh, qua việc giao lưu kết bạn với bạn bè quốc tế. Việc học thụ động theo kiểu làm nhiều bài tập về ngữ pháp chỉ được xem như phần bổ trợ, củng cố thêm kiến thức nền tảng”.

Bài, ảnh: L.Quân

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)