Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Từ cây bút lông đến thời đại kỹ thuật số

Tạp Chí Giáo Dục

Nếu ch viết là mt trong nhng bưc khi đu đáng nh ca nn văn minh loài ngưi thì cây bút chính là công c ghi du nhng thành tu sáng to rc r ca nn văn minh y. S xut hin ca nhng công c viết theo tng thi k, phn ánh s phát trin ca nhân loi và tiến trình hi nhp ca nn báo chí đương đi.


S xut hin ca nhng công c viết theo tng thi k, nó phn ánh s phát trin ca nhân loi và tiến trình hi nhp ca nn báo chí đương đi

T thi đi ca bút lông…

Chữ viết là phương tiện ghi lại tiếng nói của con người, và cũng là một trong những phương tiện đắc dụng nhất để khắc phục những hạn chế của tiếng nói trong việc lưu lại và phổ biến những tri thức, những kinh nghiệm được diễn đạt bằng lời. Kể từ lúc có chữ viết, lời nói được mở rộng tầm hiệu lực trong không gian và thời gian. Từ một thực thể không nhìn thấy được, nhờ có chữ viết, lời nói đã trở thành một thực thể hữu hình và góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, trao đổi và phát triển văn hóa, thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ và văn minh nhân loại.

Để tạo ra chữ, trước hết, có lẽ người xưa đã dùng que nhỏ bằng gỗ để làm “bút” viết vẽ trên đất, sau đó là đất sét rồi nung. Và, dần được thay bằng kim loại gọi là đao bút (bút sắc như dao) để viết khắc trên thẻ tre (chưa có giấy). Sách Tam tài đồ hội nói: “Đao bút là dùng sắt chế thành cái bút như con dao, ở chuôi buộc dây để đeo. Người xưa dùng thẻ tre, nên đều phải đeo đao bút, để đẽo và để viết”. Về sau, đao bút không còn được dùng như “con dao để viết” mà chỉ dùng để cạo xóa chữ viết sai (bằng bút lông, mực đen) trên thẻ tre (thẻ tre để viết, theo quy ước xưa, thứ dài thì một thước, thứ ngắn thì nửa thước). Trong văn học, người ta nói việc “đao bút” là có ý nói về việc viết lách.

Khi đã sáng tạo được giấy và mực thì lông cánh của một số loài chim được dùng làm bút, đắc dụng nhất là lông ngỗng vì vừa đẹp vừa to, chứa được nhiều mực. Để bút cứng bền, người ta hơ đầu lông sơ qua lửa cũng nhằm làm cháy đi phần “mỡ” đặng khi viết mực không bị trơn tuột trên giấy. Sau đó người ta chế ngòi bút làm bằng bạc. Nhưng bạc đắt tiền, không phổ dụng nên dần dần ngòi bút được thay thế bằng thép. Ngòi được tra vào cán gỗ để cầm. Muốn viết phải chấm ngòi vào mực. Viết được 5, 7 chữ lại phải chấm mực tiếp. Sau người ta chế được ống trữ mực được nhiều mực giấu trong cán bút, có thể viết liên tục được 1 đến 2 ngày mà vẫn chưa hết lượng mực chứa sẵn. Bút ấy gọi “bút máy”, hay “viết bơm”.

Nếu ở châu Âu từ năm 56 biết dùng lông cánh thiên nga, ngỗng, quạ để viết thì ở Trung Quốc, ngay khi đã có giấy và mực, người ta ghi nhận Mông Điềm (một đại tướng nhà Tần) là người đầu tiên chế ra cây bút lông (khoảng 200 năm TCN). Trong quyển Thiên tự văn của Chu Hưng Tự có câu: “Điềm bút Luân chỉ” (Mông Điềm tạo bút, Thái Luân tạo giấy). Tuy nhiên, theo các nhà khảo cổ học căn cứ trên các hiện vật tìm được đã chứng minh cổ nhân đã biết dùng bút lông trước thời đại Mông Điềm trên ngàn năm. Hơn nữa, trong Sử ký của Tư Mã Thiên nơi tiểu truyện của Mông Điềm không có đề cập việc phát minh bút lông.

Bút lông là loại bút được các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam dùng để viết loại chữ vuông cổ truyền (và vẽ tranh thủy mặc) như ta đều biết. Nhìn lại lịch sử giáo dục Việt Nam, bắt đầu từ giáo dục Nho học, dân tộc ta đã sử dụng chữ Hán và chữ Nôm. Cầm bút lông trên tay, sử dụng một công cụ để bước chân vào ngưỡng cửa của học vấn, trí tuệ, tổ tiên đã xây dựng nên một nền văn hóa dân tộc.

… Đến thi đi k thut s

Đến năm 1888, John Loud, một nhân viên ngân hàng người Mỹ, đã cải tiến lại ngòi bút, mũi không nhọn như ngòi viết lá tre, cũng không bằng như ngòi viết rong, mà tròn và rất nhỏ, nên gọi bút bi như ngày nay cả thế giới đang sử dụng. Do cây bút bi cực kỳ tối tân và kỳ diệu nên lúc đầu khi mới xuất hiện ở Việt Nam dân gian gọi nó là cây “viết nguyên tử” (ngày nay thỉnh thoảng vẫn nghe những người lớn tuổi gọi như thế). Vào những năm thập kỷ 90 thế kỷ trước, một biên tập viên của báo Hungarian, tên là Laszlo Biro đã sáng chế ra loại bút bi mực nước, viết được trên mọi loại giấy nhất là giấy quá bóng láng. Nó đã khắc phục được nhược điểm mà loại bút bi mực dầu phải “bó tay”: viết không ăn mực trên các loại giấy quá bóng láng. Tuy nhiên, bút bi mực nước viết nhanh, dễ bị lem (lúc mực chưa khô) và giá còn khá đắt nên không phổ dụng bằng bút bi mực dầu. Ngoài ra, ngày nay hãy còn rất nhiều loại bút khác để viết/ vẽ nháp, hoặc trang trí, viết chữ to, như: bút chì, bút dạ, bút kim…

Đó là lịch sử ra đời của công cụ viết. Riêng đối với nước ta, đến thế kỷ 17, với mục đích truyền bá Thiên chúa giáo vào Việt Nam, các giáo sĩ người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha được sự giúp đỡ của các giáo sĩ người Việt đã Latinh hóa chữ viết để truyền giáo, đồng thời tách người Việt ra khỏi khuôn viên của chữ vuông và văn hóa Khổng giáo. Quá trình xây dựng chữ viết trên cơ sở chữ Latinh mà ngày nay gọi là chữ Quốc ngữ đã lấy lại quy trình sáng tác chữ Nôm.

Chính vì địa vị không chính thức và tính không chuẩn hóa của chữ Nôm mà chữ Quốc ngữ dễ dàng thay thế. Hơn nữa, hệ chữ Latinh lại rất dễ đọc và tiện lợi. Từ đây, chữ quốc ngữ được nhân dân ta vận dụng rất nhanh, phục vụ cho tiến trình phát triển văn hóa đất nước, chấp nhận rời bỏ bút lông và cầm bút sắt trong tay, viết tiếp những trang văn hóa mới của dân tộc. Chính từ công cụ chữ viết quan trọng này, việc tiếp xúc văn hóa Đông Tây, nửa đầu thế kỷ 20 diễn ra sôi động. Tiếng Việt nhờ đó đã biến đổi và phát triển vượt bậc, vượt xa các nước trong khu vực. Trong bối cảnh quốc tế hóa hiện nay, tiếng Việt được đánh giá như một trong những nhân tố quan trọng, đóng vai trò tích cực vào quá trình hội nhập của Việt Nam và thế giới.

Báo chí là phương tiện đầu tiên chuyển tải văn học Việt Nam hiện đại. Chữ Quốc ngữ trở thành công cụ truyền bá học thuật, văn hóa. Lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện biểu đạt, báo chí góp phần hiện đại hóa và thống nhất tiếng Việt theo những chuẩn mực chung, nâng cao dân trí ngoài học đường và sau học đường, góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa dân tộc.

Đến thế kỷ XXI là thế kỷ của thời đại mới với nền văn minh tin học. Sự ra đời và phát triển internet đã hình thành một “thế giới phẳng” trong giao tiếp và thông tin đối với cá nhân trong xã hội hiện đại. Con người ngày nay, bắt đầu ghi nhận và lưu truyền thông tin không chỉ bằng công cụ viết mà đang tiến dần đến việc gõ bàn phím, lướt mạng, ChatGPT… Từ đó, xuất hiện báo điện tử, tạo ra mạng lưới xã hội trên các trang web. Sự phân tích và truyền bá những tin tức và thông tin, những khuôn mẫu, các giá trị văn hóa – xã hội tới công chúng được liên kết với nhau bằng công nghệ, mà không bị hạn chế bởi khoảng cách địa lý.

Chính báo chí ở thời đại này, không chỉ truyền tải khuôn mẫu, giá trị văn hóa mà còn tạo ra những biến đổi của văn hóa xã hội, định hình một văn hóa mới – văn hóa truyền thông kỹ thuật số.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)