Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Từ “chơi ngông” đến không gian văn hóa

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Thng ngông”, “đ hâm”… là nhng t ca ming khi ai đó nhc đến Nguyn Minh Nghip, quê Phú Yên – ngưi đang s hu b sưu tp khng gm ci xay đá, đàn đá, cng chiêng, gm xưa…

Anh Nguyn Minh Nghip

Không quá đáng khi thiên hạ gán cho anh như thế, bởi chẳng ai ngông đến mức đi vay mượn tiền tỷ thành lập khu trưng bày đồ sưu tập rồi mở cửa đón khách tham quan, chụp hình miễn phí.

“Ngh chơi” cũng lm gian nan

Thứ gì với Nguyễn Minh Nghiệp có thể mau chán nhưng với “nghề chơi” của anh thì chưa bao giờ. Anh có thể trèo đèo, lội suối hàng chục kilômét để tìm được món đồ yêu thích. Như để có được bộ sưu tập cối xay đá được chế tác từ hàng chục, thậm chí hơn trăm năm, Nghiệp đã mất hơn 20 năm ngược xuôi tìm kiếm và mua lại. Bất cứ ngóc ngách nào thuộc dải đất miền Trung, cao nguyên mà anh không đặt chân đến. Người ta biết đến anh là gã “giang hồ” ăn bờ ngủ bụi dành tiền thỏa mãn đam mê “nghề chơi”. Đến nay, riêng bộ sưu tập cối xay đá nhiều kích cỡ, tuổi đời khác nhau đã lên đến hàng ngàn chiếc và có giá không dưới 2 tỷ đồng.

Nghiệp còn được biết đến là một tay chế tác đàn đá có một không hai. Điều đặc biệt là anh chưa từng học qua bất kỳ trường lớp nào liên quan đến chuyên môn, từ những phiến đá vô tri đã được anh chế tác, lắp ghép thành những bộ đàn đá cho âm cực chất. Nghiệp chia sẻ: “Không thể đạt âm chuẩn như bộ đàn đá Tuy An đã khai quật nhiều năm trước đó nhưng có thể biểu diễn chuyên nghiệp được”.

Nói về các bộ sưu tập của mình, Nghiệp khẳng định món đồ nào cũng có giá trị về mặt thời gian, về văn hóa… nhưng cho tôi cảm xúc mãnh liệt nhất vẫn là gốm Quảng Đức. Dù không thể có đủ chén, dĩa, nồi, vò, chóe… nhưng đã phần nào phản ánh được một thời hưng thịnh của gốm Quảng Đức – làng gốm có từ thế kỷ 17 và nghề hưng thịnh nhất vào thế kỷ 18, là một trong những làng nghề hình thành và phát triển sớm nhất của Phú Yên. Qua thời gian, sản phẩm gốm Quảng Đức không còn lưu giữ nhiều. Hy vọng những món đồ này, tôi cùng các nhà sưu tập khác góp phần gìn giữ, trưng bày để thế hệ trẻ còn biết đến.

Đến nay, không gian văn hóa này đang tiếp tc hoàn thin và m rng vi tng kinh phí đã đu tư lên đến vài t đng. Đó là chưa k mi tháng phi tr lương, ăn ung cho hơn chc ngưi nhưng vn không bán vé. Đến nay anh đã n bao nhiêu? Tôi hi. Anh cưi xòa, như không bn tâm: “Nhiu lm, không tính ni”.

Là tay ngang bước vào nghề chơi nhưng với vốn kiến thức tích lũy, Nghiệp được giới khảo cổ đánh giá cao về khả năng xác định niên đại của từng món đồ cũng như am hiểu văn hóa, phong tục của nhiều dân tộc.

Hơn hai mươi năm trước, Nghiệp đã là ông chủ của một cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ, sản phẩm chính là hàng lưu niệm từ vỏ ốc, vỏ sò. Sản phẩm lạ, phong phú, tính thẩm mỹ cao nhưng thị trường hẹp, phải vừa làm vừa đi bán dạo ở các điểm du lịch, hội chợ trong tỉnh mới cầm cự nổi. Mất nhiều năm sau đó, sản phẩm mới được chào bán rộng ở các tỉnh, thành nhưng cũng chỉ đắp đổi qua ngày. Không bỏ cuộc, Nghiệp vào Nam ra Bắc tìm kiếm thị trường và nỗ lực của anh đã được bù đắp phần nào. Khi cái tên Mỹ nghệ Đồng Nghiệp ra đời cũng là lúc anh giao lại cho người em trực tiếp quản lý và anh chính thức bước vào “nghề chơi” lắm công phu.

Thưng thc không gian văn hóa min phí

Với Nghiệp, “nghề chơi” của anh có cả nước mắt và nụ cười. Nói theo chất nhà quê của anh “không biết bao lần lên bờ xuống ruộng”. Chơi bấy nhiêu đã đủ khiến cho gia đình mệt mỏi, đứng ngồi không yên, ngày anh quyết định mở không gian trưng bày bộ sưu tập ở gành Đá Dĩa lại một lần nữa gia đình lại bất an.

Nói là làm, Nghiệp đến gõ cửa Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Phú Yên trình bày ý tưởng về một không gian để thêm chút “màu sắc” cho gành Đá Dĩa, ngay lập tức được Giám đốc sở này đồng ý và tạo mọi điều kiện về đất đai, thủ tục pháp lý.

Nhng b đàn đá do chính anh Nghip chế tác. Xung quanh trưng bày ci xay đá lên đến hàng ngàn chiếc

Mừng nhiều mà lo cũng lắm. “Mừng vì được đồng ý giao đất, lo vì không có tiền”, Nghiệp nhớ lại. Không thể bỏ lỡ cơ hội, Nghiệp lại tiếp tục vay mượn để thực hiện  bằng được ước mơ ấp ủ bao lâu. Và không gian Hồn Xưa đi vào hoạt động đúng dịp Tết 2019.

“Du khách đến với gành Đá Dĩa chỉ chụp hình rồi đi, không có điểm dừng chân tham quan, tìm hiểu văn hóa. Tôi bán hàng lưu niệm ở đây, ngày nào cũng nghe khách than phiền không có gì để lưu lại, một chỗ nghỉ chân cũng không. Đây cũng là lý do du khách không trở lại nơi này. Đá Dĩa được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia, nghe khách phàn nàn tôi ray rứt lắm. Đó là lý do tôi mở không gian trưng bày cối xay, cồng chiêng và đàn đá…”, Nghiệp trải lòng.

Điểm nhấn đặc biệt thu hút du khách đến với danh thắng gành Đá Dĩa còn là một Hồn Xưa – không gian mở được thiết kế, lắp ghép từ những vật liệu thân thiện với môi trường là tre, tranh…

Bài, ảnh: T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)