Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tự chủ giáo dục phổ thông: Nhiều quyền phải đi cùng với chất lượng

Tạp Chí Giáo Dục

Trưng ph thông công lp t ch đưc trao nhiu quyn t chuyên môn, nhân s, tài chính. Tuy nhiên, hu hết các trưng li không my mn mà khi phn đu tr thành trưng t ch.


Thi gian ti, TP.HCM s thc hin t ch t nhng trưng thc hin mô hình trưng tiên tiến, hi nhp quc tế (nh minh ha)

“Hiu trưng rt nhc đu”

Thực hiện Nghị định số 29/2023 của Chính phủ quy định về tinh giản biên chế, TP.HCM đặt ra yêu cầu đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện tinh giản biên chế bắt đầu từ giai đoạn 2023-2026. Cụ thể, các trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm và giảm ít nhất 10% biên chế số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách so với năm 2023. Về điều này, các địa phương và trường học tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn do việc tinh giản biên chế ngành giáo dục liên quan đến thực hiện tự chủ tài chính trong nhà trường.

Tại Q.Bình Tân, ông Ngô Văn Tuyên (Trưởng phòng GD-ĐT quận) cho biết, hiện nay TP đã có quyết định phê duyệt kế hoạch tinh giản biên chế giai đoạn 2023-2026 của Q.Bình Tân. Trong đó, trong giai đoạn từ nay đến năm 2026, giảm biên chế ngành giáo dục quận là 438 biên chế. Sau đó, UBND quận có ra quyết định giao biên chế ngành giáo dục, theo lộ trình từ năm 2024-2026 sẽ giảm 146 biên chế theo từng năm, đảm bảo đến năm 2026 giảm tổng cộng là 438 biên chế. “Tuy nhiên, không phải là cắt giảm nhân sự mà là giảm ngân sách Nhà nước chi trả lương”, ông Tuyên nói.

Từ đó, ông Tuyên phân tích: Theo tính toán, toàn quận có 63 đơn vị giáo dục sự nghiệp công lập. Như vậy, để giảm 146 biên chế thì mỗi năm, trung bình mỗi trường phải giảm từ 2-3 biên chế theo diện đưa ra ngoài ngân sách Nhà nước chi trả lương, tức là trường phải tự lo kinh phí để chi trả. Trong khi đó, hiện nay các trường cũng đang phải “gồng gánh” để chi trả lương cho nhân viên theo diện hợp đồng 68, bây giờ còn phải lo thêm tinh giản thì các trường không biết lấy nguồn đâu để chi trả. “Sở GD-ĐT TP.HCM cần có hướng dẫn, chứ không hiệu trưởng các trường rất nhức đầu”, ông Tuyên bày tỏ.

Từ năm 2006, việc thực hiện tự chủ giáo dục phổ thông được bắt đầu thực hiện với Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Sau đó, Chính phủ có Nghị định 16 về quy chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể, Nghị định 16 đưa ra bốn mức về tự chủ tài chính: tự chủ toàn phần (tự chủ phần chi đầu tư và chi thường xuyên), mức hai là tự chủ phần chi thường xuyên, mức ba là tự chủ một phần, mức bốn là ngân sách Nhà nước cấp. Các cấp độ tự chủ do các địa phương quyết định.

Liên quan đến tự chủ giáo dục phổ thông, ngành giáo dục cũng quy định về ba khâu tự chủ: tự chủ về chuyên môn, tự chủ về nhân sự, tự chủ về tài chính. Đánh giá về việc thực hiện tự chủ trong trường phổ thông, cô Mai Thị Kim Phượng (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú) cho hay, khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường đã có thể tự chủ về công tác chuyên môn để phù hợp nhất với đối tượng học sinh, đặc thù giáo viên và cơ sở vật chất nhà trường. Đối với công tác nhân sự và tài chính, với đặc thù là trường thực hiện mô hình trường chất lượng cao “tiên tiến, hội nhập quốc tế” nên có một số thuận lợi, song vẫn chưa thể đạt được là trường tự chủ toàn phần. “Mức học phí của trường tiên tiến, hội nhập quốc tế có cao hơn so với các trường công lập khác, là thuận lợi để trường tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp cũng như có kinh phí để chi trả cho đội ngũ thực hiện các hoạt động này. Vậy nhưng, để tự chủ hoàn toàn về kinh phí thì vẫn còn khó”, cô Phượng cho biết.

Không phi khu vc nào, đa bàn nào cũng… t ch

Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho hay, câu chuyện tinh giản biên chế liên quan đến câu chuyện thực hiện tự chủ giáo dục của mỗi nhà trường. Định hướng 5 năm giảm 10% biên chế sự nghiệp thì TP cũng phải thực hiện theo chỉ đạo giao biên chế của Bộ Nội vụ. Cơ quan Sở GD-ĐT TP.HCM cũng phải thực hiện 5 năm giảm 10%, đề án tự chủ cũng đang được xây dựng. Tuy nhiên, riêng ngành giáo dục thì TP không cắt giảm cơ học vì có học sinh thì phải có trường, lớp, giáo viên. Ngành giáo dục vẫn có biên chế sự nghiệp nhưng phải giảm biên chế hành chính. “Tôi đề nghị các phòng GD-ĐT không giao giảm biên chế cho các trường mà phải cố gắng giữ biên chế đó để duy trì. Trường nào xây dựng được cơ chế tự chủ thì mình thực hiện lộ trình, có cam kết với lãnh đạo quận đang thực hiện lộ trình tự chủ để giảm số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước”, ông Hiếu yêu cầu.

Dù vậy, ông Hiếu lưu ý, việc xây dựng lộ trình tự chủ còn phụ thuộc vào địa bàn dân số có đủ điều kiện không nữa. Chứ không phải ở khu vực nào, địa bàn nào cũng tự chủ là “căng” liền. “Do vậy phải có lộ trình tự chủ, trước hết là các khu vực xã hội hóa cao, và các trường có đủ chất lượng để thực hiện trường tiên tiến, hội nhập quốc tế. Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đang xây dựng các trường tự chủ theo hướng đó”, ông Hiếu thông tin.

L trình t ch cun chiếu vi các trưng tiên tiến, hi nhp

Sở GD-ĐT TP.HCM đang xây dựng đề án cơ chế tự chủ hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục thực hiện tự đảm bảo chi thường xuyên trên địa bàn TP đến năm 2025. Mục tiêu của đề án trước hết nhằm đảm bảo tính hợp pháp, thống nhất, phù hợp với chủ trương, pháp luật và mục tiêu đến năm 2025 giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn TP.HCM theo Quyết định số 2659 năm 2019 của UBND TP.

Với đề án này, TP.HCM muốn trao cơ chế tự chủ cho các trường thực hiện mô hình trường tiên tiến, hội nhập quốc tế tại TP.HCM ở các cấp học từ mầm non đến THPT, bao gồm tự chủ tài chính, nhân sự, kế hoạch giảng dạy. Lộ trình thực hiện tự chủ của các trường đến năm 2025 theo đề án được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn 1: xây dựng, được thực hiện cuốn chiếu theo từng năm học. Trong đó, khối THCS với thời gian là 4 năm, khối tiểu học là 5 năm, khối mầm non 3 năm; giai đoạn 2: hình thành từ 2 đến 5 năm; giai đoạn 3: phát triển. Hiện Sở GD-ĐT TP.HCM đang trong quá trình xây dựng các nhóm giải pháp thực hiện, phù hợp với việc phân cấp tự chủ của các đơn vị theo lộ trình, bao gồm nhóm giải pháp về phân cấp công tác chuyên môn; nhóm giải pháp phân cấp công tác tuyển sinh; nhóm giải pháp về phân cấp công tác tổ chức; nhóm giải pháp về tài chính – cơ sở vật chất.

Sở GD-ĐT TP.HCM nhìn nhận, khi thực hiện cơ chế tự chủ, điều quan trọng nhất ngành giáo dục phân định rõ giá, phí theo từng loại dịch vụ giáo dục đào tạo được ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ, hỗ trợ và không được ngân sách Nhà nước hỗ trợ, từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị. Đặc biệt, phải xây dựng lộ trình giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục phù hợp với tình hình từng địa bàn, trong đó từng bước xóa bỏ bao cấp qua giá, phí cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo theo hướng từng bước tính đủ chi phí tiền lương, chi thường xuyên phù hợp với khả năng ngân sách và khả năng chi trả của người dân.

Về cơ chế thu, trên cơ sở tiêu chí và định hướng giảng dạy từng cấp học, các trường căn cứ vào tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất và nhu cầu của phụ huynh để xây dựng dự toán thu – chi phù hợp với tình hình thực tế năm học. Đảm bảo nguyên tắc thu đủ bù chi, không vì mục đích lợi nhuận, phù hợp với khả năng đóng góp của người học, công khai mức thu ngay lúc tuyển sinh và không thu thêm 1 khoản thu nào khác (không bao gồm các khoản thu hộ, chi hộ và thu dịch vụ phục vụ khác)…

Bài, ảnh: Đ Yến

 

 

Bình luận (0)