Luôn đấu tranh với Bộ GD – ĐT để dành quyền tự chủ, nhất là tự chủ trong tuyển sinh, tuy nhiên, khi được Bộ bật “đèn xanh”, lãnh đạo nhiều trường đại học lại tỏ ra khá e dè.
Tại một hội thảo về vấn đề tự chủ tài chính trong các trường đại học (ĐH) công lập vừa được Bộ Tài chính tổ chức, Hiệu trưởng ĐH Ngoại thương Hoàng Văn Châu kiến nghị rằng, trường cần được tự chủ trong tuyển sinh, xác định chỉ tiêu và phương thức tuyển.
Còn “ba chung” vài năm nữa
Tuy nhiên, khi được hỏi về chủ trương của trường khi Bộ GD-ĐT đã cho phép trường trình đề án để được tự tuyển ngay trong năm 2012 thì vị Hiệu trưởng này lại thủng thẳng cho biết tương lai trường sẽ tự chủ, còn dăm bảy năm tới, trường vẫn “ba chung”! Theo ông Châu, “ba chung” vẫn có nhiều ưu việt trong thời điểm hiện tại trong khi tự chủ có nhiều khó khăn. Khó khăn thứ là đề thi ra sao cho chính xác, cho phù hợp với trình độ thí sinh. Thứ hai là vấn đề bảo mật đề. Thứ ba là làm sao để hạn chế được luyện thi. “Đối với ĐH Ngoại thương, chúng tôi vẫn thấy ba chung rất ưu việt. Bộ có đội ngũ ra đề tốt, đảm bảo chính xác, bảo mật tốt, tập trung một chỗ thì đỡ tốn kém hơn nhiều so với việc các trường tự ra đề. Một ưu điểm nữa là phân biệt được chất lượng đầu vào của các trường”, ông Châu chia sẻ.
Lãnh đạo nhiều trường tỏ ra khá e dè khi bộ "bật đèn xanh" trao quyền tự chủ. |
Khẳng định “ba chung” ưu việt nhưng vẫn đòi tự chủ và vạch một lộ trình tự chủ khá xa. Giải thích cho điều có vẻ như mâu thuẫn này, Giáo sư Châu lại đưa ra một lý do gần như mang tính “phong trào”: “Theo tôi biết, một số trường sẽ tự chủ, khi đó trường ĐH Ngoại thương sẽ tự chủ”.
Giống như ĐH Ngoại thương, ông Nguyễn Trọng Giảng, Hiệu trưởng ĐH Bách khoa, cho biết trong mùa tuyển sinh năm 2012, trường vẫn thi theo phương án “ba chung” của Bộ GD – ĐT. Mặc dù trường đã trình Bộ đề án tuyển sinh, nhưng vị Hiệu trưởng từ chối bình luận, trao đổi thêm về vấn đề này.
Tỏ ra e dè
Ông Vũ Minh Giang, Phó giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết trường chưa thấy văn bản chính thức nào từ Bộ GD-ĐT mà chỉ biết qua các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề này. Tuy nhiên, ĐH Quốc gia HN cũng đã có chuẩn bị và báo cáo với Bộ, trong đó có đề án của trường và đề nghị sau này áp dụng cả nước. Theo đó, thay vì cách thi kiểm tra kiến thức như hiện nay sẽ hiện đại hoá bằng đánh giá năng lực. Bên cạnh đó, có thể có sự kiểm tra thêm.
Nói về việc tự tổ chức thi, ông Hoàng Văn Châu tỏ ra băn khoăn, nếu thi riêng thì thí sinh trượt của trường sẽ đi về đâu? “Liệu các trường khác có dùng kết quả tuyển sinh của ĐH Quốc gia HN để tuyển và liệu với tỷ lệ rủi ro cao hơn như thế, thí sinh có dám thi vào ĐH Quốc gia HN hay không?”, ông Châu chia sẻ. Theo ông Châu, nếu tự ra đề, thí sinh và nhà trường sẽ phải đối mặt với rủi ro là các trường khác không công nhận sử dụng kết quả. Khi đó, người thiệt thòi sẽ là thí sinh.
Có một cái nhìn lạc quan hơn, ông Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm HN, cho rằng, nếu trường đủ uy tín thì những trường khác sẽ vẫn công nhận kết quả thi và có thể sử dụng kết quả đó để tuyển sinh. Không lo về vấn đề kết quả thi, nhưng ông Thịnh cũng cho rằng, nếu để các trường tự chủ, Bộ cần cho phép các trường được tuyển sinh ở một kỳ thi khác thời điểm kỳ thi chung. “Điều này vừa giúp giải bài toán tắc đường, vừa đảm bảo quyền lợi cho thí sinh vẫn được thi vào cả hai loại trường, trường tự chủ và trường thi ‘ba chung”, ông Thịnh nói.
Nói về việc tự tổ chức thi, ông Hoàng Văn Châu tỏ ra băn khoăn, nếu thi riêng thì thí sinh trượt của trường sẽ đi về đâu? “Liệu các trường khác có dùng kết quả tuyển sinh của ĐH Quốc gia HN để tuyển và liệu với tỷ lệ rủi ro cao hơn như thế, thí sinh có dám thi vào ĐH Quốc gia HN hay không?”, ông Châu chia sẻ. Theo ông Châu, nếu tự ra đề, thí sinh và nhà trường sẽ phải đối mặt với rủi ro là các trường khác không công nhận sử dụng kết quả. Khi đó, người thiệt thòi sẽ là thí sinh.
Có một cái nhìn lạc quan hơn, ông Nguyễn Viết Thịnh, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm HN, cho rằng, nếu trường đủ uy tín thì những trường khác sẽ vẫn công nhận kết quả thi và có thể sử dụng kết quả đó để tuyển sinh. Không lo về vấn đề kết quả thi, nhưng ông Thịnh cũng cho rằng, nếu để các trường tự chủ, Bộ cần cho phép các trường được tuyển sinh ở một kỳ thi khác thời điểm kỳ thi chung. “Điều này vừa giúp giải bài toán tắc đường, vừa đảm bảo quyền lợi cho thí sinh vẫn được thi vào cả hai loại trường, trường tự chủ và trường thi ‘ba chung”, ông Thịnh nói.
6 trường ĐH lớn được Bộ GD-ĐT đã giao lập đề án tự tuyển để có thể áp dụng ngay trong mùa tuyển sinh năm 2012 gồm: ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP HCM, ĐH Y Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Bách khoa Hà Nội. |
Theo Như Quỳnh
(Đất Việt)
Bình luận (0)