Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Tủ đa năng bảo vệ môi trường

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

T nhng chiếc can nha không dùng, thy Hoàng Phúc Vinh (giáo viên môn vt lý) cùng hai hc sinh là Tô Tiến Đt (lp 8A5) và Nguyn Minh Khoa (lp 9A5) Trưng THCS Nguyn Văn Qu (huyn Nhà Bè, TP.HCM) đã chế to ra t đa năng bo v môi trưng.

Thy Phúc Vinh cùng Tiến Đt và Minh Khoa bên sn phm thiết thc, ý nghĩa

Tủ có chiều cao 1,6m, chiều ngang 1,5m, chiều sâu 0,4m với hai bên hông được làm từ gỗ, các thanh đỡ là ống nước bị bỏ đi, có 10 hộc tủ (các hộc tủ được tận dụng từ những can nhựa loại 10 lít). Để dễ phân biệt, thầy Vinh cùng học trò sơn mỗi chiếc can nhựa màu sắc khác nhau. “Tủ đa năng này sẽ đựng những vật dụng cần thiết phục vụ cho việc dạy và học, đồng thời giáo dục, tuyên truyền cho các bạn biết phế thải cũng có thể tận dụng lại”, Tiến Đạt cho biết. Không chỉ có chức năng đựng đồ, tủ đa năng này còn giúp chủ nhân của nó giải trí sau những giờ học tập hay làm việc căng thẳng khi trên đầu tủ có hồ cá được cải tạo từ bình nước 20 lít; các chai nhựa nhỏ hơn được sử dụng làm thác nước. Khi nước chảy từ các chai nhựa nhỏ xuống hồ sẽ cung cấp thêm ôxy cho cá sống. Điểm ấn tượng nhất của tủ là mô hình trái tim từ cây trầu bà được trồng kết hợp với hồ cá, vừa thêm mảng xanh, vừa lọc nước và lọc không khí trong lành hơn. Không chỉ vậy, hai bên hông của tủ – một bên trồng những giàn hoa mười giờ, một bên là các ngăn đa năng để đựng dụng cụ học tập như bút, thước… “Tôi muốn tủ tái chế phải đa năng, vừa đựng được dụng cụ học tập của học sinh, vừa có không gian thiên nhiên, cây cối để học sinh và giáo viên cảm thấy dễ chịu hơn sau mỗi giờ học”, thầy Vinh chia sẻ. Hào hứng khi sản phẩm có tính ứng dụng cao, Tiến Đạt thổ lộ: “Từ ngày được thầy Vinh hướng dẫn cách tái chế như thế này, em rất vui. Vì em thấy rác thải nhựa ở trường rất nhiều, tái chế như thế này em học được cách để bảo vệ môi trường. Về nhà em cũng tự làm hộp đựng viết, hay trang trí góc học tập bằng các vật dụng tái chế từ rác thải nhựa”.

Nói về ý tưởng này, thầy Vinh cho biết: “Do bản thân thường xuyên tham gia các hoạt động dọn dẹp rác thải nên tôi thấy nhiều chai nhựa bị vứt xuống kênh rạch khiến cho dòng nước tắc nghẽn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Một thực tế khác là ở trường, lượng chai nhựa dùng một lần rồi bỏ đi rất nhiều, như thế rất hoang phí. Với hy vọng góp chút công sức vào việc làm giảm ô nhiễm môi trường, tôi đã bàn bạc cùng học sinh thiết kế chiếc tủ này vừa giúp hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa tận dụng phế thải làm vật dụng trong gia đình; đồng thời giáo dục học sinh sống tiết kiệm, cái gì tái sử dụng được thì nên tận dụng lại”. Với tủ đa năng này, Minh Khoa kỳ vọng sẽ sử dụng được lâu dài và phổ biến rộng rãi để mọi người biết rằng đồ phế thải cũng có thể tận dụng để “biến” thành những đồ dùng sinh hoạt như tủ sách, tủ giày và nhiều sản phẩm khác bổ ích, thân thiện hơn.

Bài, ảnh: H Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)