Sự kiện giáo dục

Từ đồng quê ấy lớn lên

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là mt bui vinh danh hc trò gii tht đc bit do huyn Hòa Vang (TP.Đà Nng) t chc – trao tng phn thưng và giy khen cho các em đt thành tích hc tp tt trên cánh đng lúa vàng. Hòa Vang là huyn nông thôn duy nht ca TP.Đà Nng, trên hành trình đi mi, ngưi Hòa Vang vn luôn khc nh v cánh đng nơi chp cánh ưc mơ cho bao thế h

Lễ vinh danh học trò giỏi đặc biệt của huyện Hòa Vang tại cánh đồng bên cạnh di tích Văn chỉ La Châu

Bui vinh danh đc bit

Buổi vinh danh giải thưởng Đỗ Thúc Tịnh dành cho học trò có thành tích học tập giỏi đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm 2024 của huyện Hòa Vang không diễn ra trong khuôn viên hội trường, trường học như thường lệ. Thay vào đó, buổi vinh danh diễn ra ngay trên cánh đồng lúa vàng, bên cạnh di tích lịch sử cấp thành phố Văn chỉ La Châu, thuộc xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang).

Có mặt từ sáng sớm trong bộ trang phục học trò, em Cao Lâm, học sinh lớp 9, Trường THCS Phạm Văn Đồng phấn khởi cho biết: “Em rất vui khi được giải thưởng Đỗ Thúc Tịnh. Thông thường các lần nhận khen thưởng, em đều cùng các bạn đến trường. Hôm nay, được nhận thưởng trên cánh đồng lúa em thấy rất vui. Nơi này, mỗi ngày sau giờ học em cùng mẹ ra đồng làm việc hoặc cùng các bạn vui chơi mỗi buổi chiều muộn. Em yêu quê hương mình và sẽ nỗ lực học tập thật giỏi để sau này phụ mẹ trong cuộc sống”. 7 năm trước, ba mẹ Lâm chia tay, Lâm sống cùng mẹ trong căn nhà thuê nhỏ hẹp. Cuộc sống tuy khó khăn nhưng Lâm luôn nỗ lực học tập với mong muốn xây dựng tương lai tươi sáng. Nỗ lực đó không chỉ là thành tích học tập tốt, Lâm còn xuất sắc thi đỗ vào Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Đà Nẵng. “Năm học tới em sẽ xin vào ở ký túc xá của trường để theo học được thuận tiện”, Lâm nói thêm.

Còn với Kim Khánh, việc được nhận giải thưởng trên cánh đồng lúa quê hương tạo cho em nhiều cảm xúc. “Để em được đến trường, ba mẹ đã phải đổ mồ hôi trên cánh đồng này, làm ra hạt lúa, củ khoai để có thu nhập nuôi em. Đối với em, được vinh danh ở đây không chỉ là kỷ niệm đẹp để sau này mỗi lần trở về quê thấy tự hào hơn mà là lời nhắc nhở để em cũng như các bạn nỗ lực cố gắng hơn nữa, học tập tốt hơn nữa để không phụ lòng ba mẹ. Cánh đồng là nơi ghi dấu ấn kỷ niệm tuổi thơ khôn lớn của em và các bạn, để mai này dù có đi thật xa vẫn nhớ nơi đã chắp cánh ước mơ cho mình”, Khánh bộc bạch.

Du n thúc đy s nghip hc vn ca Hòa Vang

172 năm về trước, trên cánh đồng xã Hòa Khương, tiến sĩ Đỗ Thúc Tịnh (1818-1862) – tiến sĩ đầu tiên của huyện Hòa Vang đã sáng lập ra Văn chỉ La Châu nhằm làm nơi sinh hoạt tinh thần của tầng lớp văn thân, sĩ phu thuộc hệ tư tưởng phong kiến Nho giáo lúc bấy giờ. Đây cũng là nơi khởi nguồn thúc đẩy sự nghiệp học vấn, bảo tồn văn hóa dân tộc tại địa phương.

Di tích Văn chỉ La Châu – nơi tôn vinh truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo do ông Đỗ Thúc Tịnh góp công xây dựng năm 1850

Lịch sử ghi lại, năm Tự Đức thứ 3 (1850), Đỗ Thúc Tịnh trong một chuyến về thăm quê đã bàn thảo với thân hào, nhân sĩ trong Hội tư văn huyện để xúc tiến xây dựng Văn chỉ La Châu. Hai năm sau đó, năm Tự Đức thứ 5 (1852), Văn chỉ La Châu hoàn thành. Đích thân ông Đỗ Thúc Tịnh đã chấp bút viết bài văn bia khi đang giữ chức Tri phủ huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Trải qua thăng trầm thời cuộc, sự tàn phá của chiến tranh và thiên tai, văn bia dù bị vỡ nhưng vẫn còn rõ nét chữ. Năm 2015, huyện Hòa Vang đã đầu tư trùng tu di tích này. Để góp phần gìn giữ di tích văn hóa, lịch sử cũng như ngợi ca truyền thống hiếu học, chính quyền địa phương xã Hòa Khương nói riêng và huyện Hòa Vang nói chung thường xuyên tuyên truyền, giới thiệu về giá trị lịch sử của di tích trong các hội nghị, các cuộc họp dân, các buổi sinh hoạt Đoàn, Đội.

Ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang cho biết: “Hàng năm lễ tế tại Văn chỉ diễn ra vào ngày 15-3 âm lịch, lễ bao gồm cả hoạt động rước sắc phong, đọc văn tế… thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo và truyền thống hiếu học của dân tộc. Văn chỉ La Châu không chỉ mang nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc mà còn là điểm tựa tinh thần cho giáo dục Hòa Vang trên đường phát triển, hội nhập. Theo ông Hùng, lễ vinh danh học trò giỏi của Hòa Vang diễn ra định kỳ vào thời điểm vụ lúa chín hàng năm. Đây là thời điểm người nông dân vui mừng trước thành quả sau một vụ mùa vất vả còn các cháu học sinh tận hưởng niềm hân hoan của một năm học hoàn thành với kết quả tốt. Tin rằng, với những kỷ niệm đẹp ấy, mỗi người con Hòa Vang sẽ mang theo trong hành trang khôn lớn, trưởng thành của mình dấu ấn ký ức thật đẹp về quê hương, về cánh đồng làng ngạt ngào mùi rơm rạ. Từ nơi ấy, là bệ phóng, và động lực để chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ trưởng thành, góp sức mình xây dựng quê hương ngày càng giàu, mạnh”.

Phan Vĩnh Yên

Bình luận (0)