Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Tự hào con cháu vua Hùng!

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhng mâm ngũ qu đy p vi bánh chưng, hoa thơm trái ngt; nhng nén tâm nhang nghi ngút; bài văn tế hào hùng… Không khí trang nghiêm ca ngày l Gi t Hùng Vương trên mi ngôi trưng ti TP.HCM khiến lòng mi ngưi con Vit li xn xang, khó t.


Trung tâm GDNN-GDTX Chu Văn An trong ngày Gi Quc t

Như một truyền thống quý báu, ngày Giỗ tổ Hùng Vương được xem là một ngày hội lớn của dân tộc để mỗi người con đất Việt hướng về nguồn cội, thắp nén tâm nhang thành kính dâng lên tổ tiên. Chuỗi hoạt động tại các nhà trường như lời nhắc nhở học sinh TP nhớ về cội nguồn, nhìn lại chiều dài lịch sử dân tộc, thêm tin yêu, tự hào về đất nước, về TP, tự hào là con cháu vua Hùng, từ đó nỗ lực rèn luyện và học tập xây dựng cơ đồ dân tộc…

Là ngôi trường vinh dự mang tên Hùng Vương, thầy và trò Trường THPT Hùng Vương (Q.5, TP.HCM) luôn xem ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10-3 âm lịch) là ngày hội lớn, là sự kiện truyền thống của trường. Không khí lễ Giỗ tổ thấm đẫm hào khí lịch sử, thời đại các Hùng Vương hiện ra đầy sống động, hào hùng qua các hoạt cảnh sân khấu hóa. Trong nghi ngút khói hương, âm hưởng bài văn tế càng làm không khí thêm trang nghiêm, sâu lắng. Ngược dòng lịch sử, hơn 3.200 học sinh của trường như được sống trong thời đại Hùng Vương, đi suốt chiều dài lịch sử…

Trước đó, ngay đầu tháng 4, những hoạt động xoay quanh ngày lễ lớn đã được Trường THPT Hùng Vương triển khai, đa dạng và sinh động bằng nhiều hình thức.

Không chỉ tổ chức thành sự kiện, nội dung giáo dục về ngày Giỗ tổ được nhà trường đưa vào trong chương trình giáo dục, lồng ghép trong các môn học, xây dựng thành chuyên đề. Học sinh được trực tiếp tham gia để hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa lịch sử của hoạt động. Ngoài học sinh, giáo viên cũng sẽ được trải nghiệm…

“Năm nay, trước ngày diễn ra lễ giỗ truyền thống, Tổ sử của trường đã tổ chức cho học sinh khối 10, 11 thi vẽ tranh về chủ đề “Thời đại Hùng Vương”. Giáo viên và học sinh cùng tham gia gói bánh chưng để cúng trong lễ Giỗ tổ… Trong các tiết dạy, sinh hoạt, giáo viên nội dung về lễ Giỗ tổ cũng được giáo viên lồng ghép, nhằm giáo dục và khắc sâu hơn nữa trong các em hiểu về cội nguồn, truyền thống của dân tộc, để thêm yêu, thêm tự hào về mái trường mình đang học, về truyền thống đấu tranh giữ nước của ông cha ta, từ đó xây dựng ý thức học hành…”, thầy Nguyễn Vân Yên – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Trong không khí thiêng liêng của ngày Giỗ tổ, với niềm tự hào dân tộc và lòng thành kính hướng về nguồi cội, tự hào là con rồng cháu tiên, suy nghĩ về sự trường tồn của quốc gia, cô và trò Trường THPT Trần Quang Khải (Q.11) cũng long trọng tổ chức lễ Giỗ Quốc tổ Hùng Vương. Với lòng thành kính, tôn nghiêm, cô và trò đã dâng lên bàn thờ tổ tiên những vật phẩm là mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh dầy được tự tay chọn lựa. Nghi lễ còn có bài văn tế, phần dâng hương đầy linh thiêng, trân trọng, ầm ào hồn thiêng sông núi…

“Nhà trường luôn coi ngày Giỗ tổ Hùng Vương là một sự kiện văn hóa, lịch sử quan trọng. Trước hết, giúp học sinh tưởng nhớ đến ngày Giỗ tổ, hiểu được ý nghĩa của ngày giỗ. Sau là giáo dục các em truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước, giáo dục các em truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Từ đó, các em sẽ nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần xây dựng đất nước…”, cô Đặng Thị Thúy Ái – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.


Cô trò Trưng THPT Hùng Vương gói bánh chưng nhân dp Gi t Hùng Vương

Tại Trung tâm GDNN-GDTX Chu Văn An (Q.5), ngày Giỗ tổ Hùng Vương được coi là điểm nhấn quan trọng trong chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh của trường. Nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, niềm tự hào dân tộc cho học sinh, nội dung giáo dục này được giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm lồng ghép trong các tiết dạy, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, trở thành một chuỗi các hoạt động chủ điểm. Điểm nhấn đặc biệt nhất là ngày Giỗ tổ, với phần lễ và phần hội đầy trang trọng, ý nghĩa. Học sinh được hòa mình trong không khí trang nghiêm, cổ kính, được thành kính dâng những mâm ngũ quả và thắp nén tâm nhang lên tổ tiên, nghiêng mình kính cẩn.

“Giáo dục đạo đức cho học sinh là một hành trình dài, đòi hỏi sự bền bỉ. Qua mỗi hoạt động truyền thống sẽ luôn là một cơ hội để học sinh nhìn lại, trưởng thành và lớn lên trong cả suy nghĩ và hành động. Đối với ngày Giỗ tổ Hùng Vương, nhà trường mong muốn khơi lên trong các em niềm tự hào dân tộc, tự hào là con cháu vua Hùng, tự hào về truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Từ chính niềm tự hào đó các em sẽ thêm nỗ lực, cố gắng trong học tập để lập thân, lập nghiệp, xây dựng cơ đồ đất nước thêm giàu, mạnh…”, thầy Đỗ Minh Hoàng – Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX Chu Văn An bày tỏ.

Cũng với tinh thần “Ngày hội lớn, tự hào con cháu vua Hùng”, tại Trường TH Lê Văn Tám (Q.7), ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương trở thành một ngày hội lớn với nhiều hoạt động ý nghĩa, sinh động. Tham gia vào ngày hội lớn, hơn 1.400 học sinh nhà trường đã được trải nghiệm nhiều nội dung ý nghĩa: Giao lưu với cựu chiến binh phường, được hòa mình trong không khí thiêng liêng của phần lễ dâng hương… Toàn trường, học sinh được mặc những bộ trang phục đặc biệt như áo bà ba, áo dài để hướng về truyền thống…


Hc sinh Trưng THPT Trn Quang Khi tái hin li thi đi Hùng Vương

“Với mong muốn học sinh tiểu học cảm nhận được tinh thần và ý nghĩa của ngày lễ Giỗ tổ, nhà trường đã mang đến cho các em nhiều hoạt động trải nghiệm. Khi giao lưu với các cựu chiến binh, các em được hòa mình vào đặt câu hỏi. Khi dâng hương lên bàn thờ tổ tiên, các em sẽ cùng với giáo viên chủ nhiệm, bảo mẫu dâng mâm ngũ quả do chính lớp mình chuẩn bị. Trong mọi hoạt động, các em đều được tham gia trải nghiệm, từng chút một các em sẽ hiểu về không khí và ý nghĩa của ngày lễ Giỗ tổ…”, cô Trần Thị Lan Hương – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Không chỉ dừng lại ở giới thiệu về lễ Giỗ tổ, so với mọi năm, lễ Giỗ Quốc tổ năm nay Trường TH Lê Văn Tám đẩy mạnh và làm mới phần giáo dục văn hóa cho học sinh thông qua các trò chơi, giao lưu, các gian hàng văn hóa dân gian như tò hè, vẽ tranh, tô tượng, làm tranh cát, giã gạo. Xuyên suốt ngày hội lớn, học sinh được xem kịch chơi các trò chơi trải nghiệm cùng thầy cô trong trường, biến ngày lễ Giỗ tổ trở thành ngày hội giao lưu văn hóa các vùng miền. “Khi tham gia vào các hoạt động, các em sẽ hiểu về các ngày lễ lớn của dân tộc, hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc. Khi được “tắm mình” trong không khí lễ hội trực quan, sinh động, vui tươi, nhiều màu sắc, các em sẽ phần nào hiểu về truyền thống của dân tộc, tự hào là con cháu vua Hùng…”, cô Lan Hương bày tỏ.

Đ Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)