Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Từ một chữ Tâm của người thầy

Tạp Chí Giáo Dục

Còn nh lúc sinh thi, GS. Dương Thiu Tng có chia s mt chuyên đ: “Ging dy đi hc – Lý thuyết và thc tế Vin Nghiên cu giáo dc TP.HCM. Chúng tôi, nhng ngưi tham gia rt n tưng vi phn kết thúc trình bày ca thy là mt ch “Tâm” rt ln trên màn hình chiếu. Và thy kết lun rng dù chương trình và phương pháp dy hc có tt my chăng na, mà ngưi làm giáo dc không có tâm đi vi ngh nghip và trong s tiếp xúc vi con ngưi thì tt c tr thành vô hiu qu

Tác giả phát biểu trong buổi lễ chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 2023

“Mt ch tâm bng trăm ch tài”

Theo đó, chữ “Tâm” được thầy trình chiếu trên màn hình là một lối viết thư pháp riêng mà thầy gọi là “chữ Nôm viết thảo của thế kỷ 21”, nghĩa là viết theo chữ Việt nhưng cần hiểu nó theo lối Đông phương hay lối chữ Nho của các bậc tiền bối. Và thầy giải thích, tôi viết chữ “Tâm” có hai chữ “Nhân” (theo lối chữ Hán, được cách điệu từ chữ T và dấu ^). Bao gồm: Chữ “Nhân” nhỏ, là biểu trưng cho người thầy, nhưng được đặt trên cao vì người thầy ở đại học đóng vai trò hướng dẫn, dẫn dắt học tập và nghiên cứu, còn chữ “Nhân” kia thì lớn hơn, biểu thị cho người học – vì học trò phải chủ động nghiên cứu và học tập độc lập nhiều hơn, chứ không phải phụ thuộc hoàn toàn vào người thầy. Chính vì vậy mà ở các trường đại học nước ngoài, người sinh viên được xem như là một thành viên của ban giảng huấn. Điều này lại càng đúng hơn nữa ở bậc hậu đại học, vì nếu mục đích các thầy giáo tiến sĩ là đào tạo những ông tiến sĩ mới có thể giỏi hơn mình, chứ không phải bằng mình hay kém mình trong tương lai thì đất nước mới khá lên được. Con hơn cha là nhà có phúc, trò hơn thầy thì xã hội phồn vinh!

Tuy nhiên, GS. Dương Thiệu Tống còn sâu sắc hơn khi chủ đích của chữ “Tâm” ông viết không chỉ biểu thị ở người thầy và người trò, mà chính là quan điểm của hai chữ “Nhân Nhân” trong tư tưởng giáo dục “Nhân nhân” của Nguyễn Trãi. Tư tưởng nhân nhân của Nguyễn Trãi là sự khai triển và nâng cao một cách sáng tạo câu nói của Khổng Tử: “Chí sĩ nhân nhân, vô cầu sinh nhĩ hại nhân, hữu sát thân dĩ thành nhân”. Hiểu theo lối suy nghĩ ngày nay thì câu nói này có nghĩa rằng: Người thầy giáo hay người làm giáo dục, tức là kẻ “sĩ” cần phải đặt cái chí của mình ở việc hình thành và giữ gìn nhân cách, không vì cuộc mưu sinh của mình mà làm hại đồng nghiệp và làm khổ con em hay học trò của mình, và dù có phải hy sinh thân mình để giữ được nhân cách thì cũng nên làm.

Tinh tế hơn, ở chữ “Tâm” này của ông, lồng trong hai chữ “Nhân” là một chữ “Am” rất lớn. Theo nghĩa chữ Hán, “Am” có nghĩa là “hiểu thật sâu, suy nghĩ thật kỹ”. Như vậy muốn hoàn thành hai chữ nhân nhân, người thầy giáo không những phải “Am” hiểu con người, am hiểu nghề nghiệp của mình, mà còn phải am tường chuyên môn của mình. Ông còn dí dỏm nói thêm, đối với tôi “chữ tâm kia bằng một trăm chữ tài” chứ không phải bằng ba chữ tài. Vì với những người thầy giáo trước đây hành trang duy nhất của chúng tôi là chữ “Tâm”, còn “Tài” (tài năng và tài chính) thì lúc ấy được bao nhiêu, và ngày nay dù được học hỏi lên đôi chút, nhưng trước sự bùng nổ kiến thức và sự tiến bộ như vũ bão của khoa học, cái “Tài” của bản thân tôi xét ra quá nhỏ bé, nên phải đẩy mạnh chữ “Tâm” lên 100 lần thì may ra còn có thể giúp được phần nào cho đời!

“Hin tài là nguyên khí quc gia”

Những du khách từ phương xa đến thủ đô thường ghé thăm Văn Miếu Quốc Tử Giám đều không thể bỏ qua những hàng chữ trên tấm bia gọi là “Bài ký đề danh tiến sĩ Khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3, được xây dựng vào năm 1442” (Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa Tiến sĩ đề danh ký), với dòng chữ ghi lại lời của Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mẽ, thăng tiến, nguyên khí suy thì thế nước yếu kém lụn bại. Vì vậy, các bậc đế vương sáng suốt, anh minh chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng”. Chỉ cần đọc qua mấy hàng chữ trên cũng đủ để khẳng định truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam, đó là truyền thống xem trọng giáo dục.

Chữ “Tâm” của cố GS.TS Dương Thiệu Tống

Năm 1484, trong thời kỳ cực thịnh của phong kiến Việt Nam, phải nói tới vua Lê Thánh Tông, người đã có công xây dựng một đất nước phát triển về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đặc biệt là việc giáo dục và đào tạo nhân tài cho đất nước. Vâng mệnh nhà vua, Thân Nhân Trung thảo bài văn bia năm 1442 và bài văn bia năm 1487, qua đó ông đã phân tích và nêu lên những điều kiện cơ bản cho chính sách hiền tài của Nhà nước. Hiền tài là người có cả tài năng và phẩm hạnh, đem hết tài năng và đức hạnh ấy phục vụ cho Tổ quốc. Người ấy vừa “hiền” lại vừa “tài” và nói như ngôn ngữ bây giờ vừa có “tài” và “đức”. Người đó không chỉ học rộng hiểu nhiều, có đủ tài giúp vua trị nước, đem lại cuộc sống thanh bình cho dân, mà còn phải là người gương mẫu về đạo đức, suốt đời chăm lo tu dưỡng phẩm hạnh cho bản thân. Theo Thân Nhân Trung đó là người: “Lấy trung nghĩa mà rèn luyện cho danh thực hợp nhau, thực hành sở học, làm nên sự nghiệp vĩ đại sáng ngời, khiến cho mọi người đời sau kính trọng thanh danh, mến mộ khí tiết, may ra trên không phụ lòng nhân dưỡng dục của triều đình, dưới không phụ công phu học tập thường nhật” (Văn bia 1487).

Điều này vẫn còn tính thời sự trong thời đại ngày nay, nhất là bối cảnh giáo dục hiện đại. Để trở thành trí thức trước tiên phải có hiểu biết rộng, học vấn cao. Nhưng đó chỉ mới là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ. Hơn nữa, trong mỗi giai đoạn phát triển xã hội, trình độ học vấn bao giờ cũng được hiểu và đánh giá một cách tương đối. Do vậy, cấu trúc nhân cách của trí phải bao gồm sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: học vấn cao, lương tri và đức độ. Ba yếu tố này giúp con người đi vào lao động trí tuệ sáng tạo để truyền bá và phát triển văn hóa. Lịch sử phát triển xã hội cho thấy sự thăng trầm của đất nước, sự hưng vong của một thể chế phụ thuộc rất nhiều vào chính sách trọng dụng nhân tài, chiêu hiền đãi sĩ, chăm lo sự nghiệp “trồng người”, vun đắp những mầm móng tài năng, tạo ra những điều kiện để năng khiếu phát triển.

ThS. Nguyn Hiếu Tín

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)