Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Từ nay đến cuối năm 2021: Lĩnh vực nào thu hút nhân lực?

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Trung tâm D báo nhu cu nhân lc và Thông tin th trưng lao đng TP.HCM (Falmi), t nay đến cui năm 2021 có nhiu nhóm ngành ngh phát trin và thu hút nhân lc gm: cơ khí, t đng hóa; đin t – công ngh thông tin – truyn thông; chế biến tinh lương thc, thc phm, công nghip dưc; hóa cht – nha – cao su…


Ngưi lao đng phng vn tìm vic trc tuyến thi đim trưc dch Covid-19 bùng phát.  Ảnh: T.Tri

Falmi nhận định, những nhóm ngành nghề này có thế mạnh phát triển công nghiệp trọng yếu và có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của TP.HCM.

V trí nào thu hút nhân lc?

Theo Falmi, lĩnh vực thu hút nhân lực nhất là nhóm ngành điện tử – công nghệ thông tin. Với nhóm ngành này, TP.HCM phát triển theo hướng chú trọng công nghiệp phần mềm, kỹ thuật số trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng cao. Tập trung ở các phân ngành, lĩnh vực thuộc danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư và sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao ưu tiên phát triển như sản xuất các sản phẩm, linh kiện, thiết bị tin học, viễn thông, nghe nhìn, sản xuất phần mềm và nội dung số. Nhu cầu nhân lực tiếp tục tăng mạnh với các vị trí: An ninh mạng, lập trình, phát triển ứng dụng, thiết kế và điều hành web, thiết kế và thực hiện quy trình công nghệ, kỹ sư điện tử, thiết kế vi mạch, kỹ thuật viên điện tử, bảo trì hệ thống điện tử… Tiếp theo là nhóm ngành cơ khí – tự động hóa. Thời gian tới, TP.HCM tập trung phát triển các chuyên ngành cơ khí công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn, giảm thiểu sản phẩm cơ khí gia công đơn thuần. Ưu tiên phát triển nhóm ngành: Cơ khí khuôn mẫu; máy móc thiết bị điện; máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản và công nghiệp chế biến. Bên cạnh đó, nhóm ngành cơ khí được khuyến khích phát triển gồm: Sản xuất dụng cụ gia đình; sản xuất máy công cụ; sản xuất máy động lực; sản xuất dụng cụ y tế, quang học, đồng hồ. Thu hút nhân lực ở các vị trí: Kỹ thuật viên cao cấp, kỹ sư giám sát, điều khiển trung tâm; kỹ sư công nghệ điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy; chuyên gia nghiên cứu và chuyển giao công nghệ… Đối với ngành công nghệ thực phẩm, trong thời gian tới TP.HCM sẽ tập trung phát triển những sản phẩm tinh chế, có giá trị gia tăng lớn bằng công nghệ hiện đại. Ngoài ra còn đầu tư khai thác hết năng lực chế biến thực phẩm hiện có và nâng cao chất lượng, giá trị của sản phẩm; sản xuất sữa, dầu thực vật, chế biến thủy sản, chế biến thịt… Falmi dự báo nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thực phẩm ở các vị trí: Kỹ sư công nghệ thực phẩm, phân phối sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, chuyên gia hương vị, công nhân sản xuất – chế biến thực phẩm, công nhân đóng gói sản phẩm. Tương tự, thương mại điện tử cũng là một trong những ngành sẽ phát triển mạnh ở các vị trí như: Quản lý kế hoạch kỹ thuật số, tiếp thị số, điều phối viên truyền thông, người viết lời quảng cáo… Trong khi đó, ngành logistics trong thời gian tới cần rất nhiều nhân lực phục vụ chuỗi cung ứng, với các vị trí: Nhân viên chứng từ, thanh toán quốc tế, thu mua, nhân viên hiện trường/giao nhận, nhân viên điều vận đội xe/bãi, quản lý hàng hóa… Còn nhóm ngành tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm, nhu cầu nhân lực tập trung ở các vị trí chuyên viên phát triển mạng lưới, thanh toán quốc tế, kiểm tra dữ liệu, phát triển thị trường, chuyên viên tư vấn đầu tư… Ở lĩnh vực dệt – may – giày da, trong thời gian qua các doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi trong khâu thiết kế, đầu tư dây chuyền tự động hóa một số công đoạn… Theo đó, một số vị trí việc làm thu hút nhân lực là thiết kế mẫu, thiết kế khuôn mẫu, kỹ thuật dây chuyền, thợ lành nghề…

Tăng vic làm khu vc công nghip – xây dng và dch v

Theo Falmi, năm 2021, thị trường lao động TP.HCM phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Dự kiến nhu cầu lao động làm việc là hơn 4,839 triệu người; trong đó, khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1,74%, công nghiệp – xây dựng chiếm 32,45%, dịch vụ chiếm 65,81%. (Xem bảng)

Trong khi đó, dự báo nhu cầu lao động làm việc trong các doanh nghiệp là trên 3,120 triệu người; trong đó, lao động làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước chiếm 4,09%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước chiếm 72,89%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 23,02%. 

Theo Falmi, năm 2021, th trưng lao đng TP.HCM phát trin theo hưng tăng dn t trng lao đng trong khu vc công nghip – xây dng và dch v, gim dn t trng lao đng khu vc nông nghip, lâm nghip và thy sn.


D
 báo nhu cu lao đng làm vic theo khu vc kinh tế năm 2021 (nguồn: Falmi)

Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn đang phức tạp, dự kiến nhu cầu nhân lực của TP.HCM đến cuối năm 2021 cần khoảng 270.000-300.000 chỗ làm việc; trong đó có 140.000 chỗ làm việc mới. Cụ thể, nhu cầu nhân lực tập trung ở các ngành: Kinh doanh – thương mại chiếm 20,16% tổng nhu cầu; điện tử – công nghệ thông tin chiếm 10,96%; dịch vụ – phục vụ chiếm 7,25%; cơ khí – tự động hóa chiếm 5,60%; vận tải – kho bãi – dịch vụ cảng chiếm 5,41%; dịch vụ cá nhân – chăm sóc sức khỏe và y tế chiếm 5,37%; dịch vụ thông tin tư vấn – chăm sóc khách hàng chiếm 4,13%; dệt may – giày da chiếm 3,61%; kinh doanh tài sản – bất động sản chiếm 3,24%; tài chính – tín dụng – ngân hàng chiếm 3,75%; kế toán – kiểm toán chiếm 3,15%; du lịch – nhà hàng – khách sạn chiếm 2,86%.  Trong số này, nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85,8%; cụ thể, trình độ sơ cấp chiếm 25,21%, trung cấp: 21,3%, cao đẳng: 18%, đại học trở lên: 21,29%. 

Riêng trong quý 4-2021, TP.HCM cần khoảng 71.950-77.100 chỗ làm việc, các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động hoàn thành kế hoạch đề ra và tuyển dụng nhân lực phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh phục vụ Tết Nguyên đán. Do đó, nhu cầu nhân lực có xu hướng tăng ở lao động thời vụ, làm việc bán thời gian, tập trung ở các ngành: Kinh doanh – thương mại, dịch vụ phục vụ; công nghệ thông tin; cơ khí; vận tải – kho bãi – dịch vụ cảng; dịch vụ thông tin tư vấn – chăm sóc khách hàng…

T.Anh – T.Hng

Bình luận (0)