Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Từ ngày 2-2-2018: Triều cường sẽ vượt mức báo động 3

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Theo cnh báo ca Trung tâm d báo khí tưng thy văn Trung ương, TP.HCM s có đt triu cưng ln vào ngày 2-2-2018. D kiến đt triu cưng này s gây ngp sâu nhiu tuyến đưng thuc các khu vc trũng thp ca thành ph, gây khó khăn cho lưu thông nên ngưi dân cn ch đng hn chế lưu thông qua nhng tuyến đưng thưng xuyên b ngp nưc.

Đưng Hunh Tn Phát (qun 7) thưng b ngp nưc do triu cưng dù không có mưa

TP.HCM: Mc đ ri ro thiên tai do triu cưng cp đ 3

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay mực nước sông Cửu Long và sông Sài Gòn đang lên theo kỳ triều cường. Mực nước cao nhất sáng 31-1-2018 trên sông Tiền tại trạm Tân Châu là 1,68m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,77m; trên sông Sài Gòn tại trạm Phú An 1,54m (trên mức báo động 3 là 0,04m). Trong 2-3 ngày tới, mực nước sông Cửu Long, sông Sài Gòn tiếp tục lên theo triều và có khả năng đạt mức cao nhất vào ngày 2-2. Do đó, các vùng trũng thấp thuộc khu vực TP.HCM có nguy cơ cao bị triều cường gây ngập lụt sâu. Trong đợt triều cường này, mực nước trên sông Sài Gòn tại Phú An có khả năng lên mức 1,65m (trên báo động 3 là 0,15m). Thời gian xuất hiện đỉnh triều từ 3-5 giờ và từ 18-19 giờ hàng ngày.

Cũng theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, mực nước các trạm vùng hạ lưu hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai đang lên nhanh theo kỳ triều cường Rằm tháng Chạp (Âm lịch). Tính đến 7 giờ ngày 30-1-2018 mực nước đỉnh triều tại trạm Nhà Bè đạt 1,18m, tại Phú An đạt 1,38m (Xấp xỉ báo động 2). Dự báo mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai tiếp tục lên trong 3-4 ngày tới, và có thể đạt mức cao nhất vào ngày 1 đến ngày 2-2 (16-17 tháng Chạp Âm lịch) ở mức sau: Tại trạm Phú An và Nhà Bè lên mức 1,50m – 1,55m (Xấp xỉ hoặc cao hơn báo động 3 là 0,05m), thời gian xuất hiện đỉnh triều hàng ngày từ 4-6 giờ và từ 17-19 giờ. Sau khi đạt đỉnh, nước sẽ xuống chậm theo triều và sẽ duy trì hết ngày 4-2-2018. Tuy nhiên, mức độ rủi ro thiên tai do triều cường khu vực TP.HCM dự báo sẽ ở cấp độ 3.

Lý giải về tình trạng “cứ có triều cường là ngập” đối với một số khu vực trên địa bàn TP.HCM, kỹ sư cầu đường Lê Văn Tài (Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế B.R) lưu ý, tình trạng TP.HCM thường ngập mỗi khi có triều cường là do mực nước triều cường hiện tại của thành phố đạt khoảng 1,6m so với cao độ chuẩn quốc gia, nhưng cao độ thực tế của thành phố chỉ hơn 1m. Tiêu biểu như hệ thống cống thoát nước lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm, kênh Hàng Bàng, kênh Tẻ, kênh Đôi có cao độ 1m so với cao độ chuẩn quốc gia, thấp hơn so với mực nước triều cường hiện tại. Do hệ thống cống thoát nước nằm dưới thấp so với mực nước triều nên khi triều cường dâng lên, nước bị trào ngược lên trên gây ngập. Do đó, một số khu vực trũng thấp thường xuyên bị ảnh hưởng ngập nước khi có triều cường, gây khó khăn trong lưu thông là khu vực quận 2, quận 4, quận 7, Bình Thạnh, Bình Chánh, Thủ Đức, Nhà Bè…

Nhng tuyến đưng thưng xuyên ngp nng

Theo thng kê ca Trung tâm Điu hành chương trình chng ngp nưc TP.HCM, thành ph hin có 77 đim ngp (t 0,2m tr lên). Nhm góp phn xóa ng các khu vc thp, thành ph đã có quy hoch xây dng 103 h điu tiết chng ngp nưc gn lin vi các đim ngp thưng xuyên. Trung tâm Điu hành chương trình chng ngp nưc thành ph đánh giá h điu tiết chng ngp này s giúp gim ngp nưc cho nhng khu vc trũng thp trong thi gian sp ti. 

Khu vực quận 7 và Nhà Bè là nơi “cứ có triều cường là ngập”. Trận ngập sâu gần đây nhất xảy ra vào sáng ngày 6-12-2017, khi triều cường đạt đỉnh vượt mức báo động 3, khiến một số tuyến đường ở hai địa bàn này ngập nặng, làm cho giao thông bị ùn ứ, hỗn loạn. Chẳng hạn như tuyến đường Huỳnh Tấn Phát, đoạn từ phường 18 (quận 7) đi qua phường Phú Xuân, thị trấn Nhà Bè (huyện Nhà Bè) ngập sâu nhất  gần 50cm; đường Lê Văn Lương (đoạn qua hai xã Phước Kiển và Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) ngập sâu hơn 40cm khiến giao thông bị ùn tắc kéo dài. Riêng khu vực quận 7, các tuyến đường Huỳnh Tấn Phát, Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn, là những khu vực thường ngập sâu khi triều cường đạt đỉnh mặc dù không có mưa.

Tại quận Bình Thạnh, khu vực ngập sâu nhất mỗi khi có triều cường là đường Nguyễn Hữu Cảnh. Đây là khu vực được ví là “rốn ngập” của thành phố, nhất là khi kết hợp giữa triều cường và mưa lớn. Một khi đã ngập sâu, xe ô tô và xe máy đi vào khu vực này sẽ bị chết máy hàng loạt.  Tình trạng này đã được khắc phục nhiều từ khi thành phố đã đặt 4 máy bơm với công suất 5.700m3/giờ nhằm khắc phục mỗi khi có ngập. Tương tự, ở khu vực quận 12, những điểm thường xuyên ngập nước khi có triều cường và mưa kết hợp là đường Nguyễn Văn Quá (Từ Trường Chinh – Tô Ký), Quốc lộ 1A (Từ Nguyễn Văn Quá – Lê Thị Riêng) và Phan Văn Hớn (Từ Quốc lộ 1A – Tân Thới Nhất 08). Trên địa bàn quận Tân Bình và Bình Tân, tuyến đường Cộng Hòa, Hồ Học Lãm cũng là những điểm ngập thường xuyên gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông. Trên địa bàn quận 2, đường Lương Định Của, Nguyễn Thị Định, Quốc Hương, đường 41, đường 65 cũng là những điểm thường xảy ra nước ngập dâng cao tràn vào một số nhà có nền trũng thấp khi có triều cường kết hợp với mưa lớn… Không chỉ những vùng trũng, vùng xa trung tâm mới bị ngập, mà ngay trung tâm quận 1 cũng đã từng khốn khổ do bị triều cường gây ngập nặng vào ngày 4-11-2017. Đây là lần đầu tiên người dân sống trên các tuyến đường Nguyễn Thái Bình, Calmette, Nguyễn Công Trứ… bị triều cường tấn công.

Bài, nh: Đinh Vũ

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)