Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Từ rẻo cao đến hải đảo: Mùa khai trường trọn niềm vui

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Sau 2 năm khai ging trc tuyến vì dch Covid-19, hàng ngàn hc sinh min ro cao Qung Nam và vùng hi đo Lý Sơn (Qung Ngãi) hân hoan tu trưng đón chào năm hc mi 2022-2023. Cùng vi n lc ca ngành giáo dc, các phong trào xã hi hóa hc tp đưc đy mnh kết ni thêm nhiu nhp cu, cho các em hc sinh mt mùa khai trưng trn vn nim vui!


Cô trò đim trưng Tk P trong l khai ging

Dng cu, xây trưng cho hc sinh min núi

Suốt 3 tháng qua, với nhiều thầy cô giáo ở vùng cao Quảng Nam dường như chưa có một ngày nghỉ đúng nghĩa. Học trò nghỉ, thầy cô giáo làm nhiệm vụ “kết nối” các tấm lòng hảo tâm để xây nên những cây cầu treo bắc ngang qua những dòng suối dữ để năm học mới các em đến trường được an toàn. Thầy Nguyễn Trần Vỹ – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT TH Vừ A Dính (xã Trà Don, huyện Nam Trà My) – Chủ nhiệm CLB Kết nối yêu thương Nam Trà My kể, thông thường các cây cầu tạm dân tự bắc lâu nay ở miền núi chỉ đơn giản có vài tấm gỗ hay thân cây gỗ lót cầu đã mục nát. Có những đoạn, mặt cầu chỉ còn trơ các dây thép chằng. Để đi được trên những chiếc cầu này, người dân và học sinh phải lần dò từng bước nếu không muốn lọt xuống suối. Lan can các cây cầu treo làm bằng vài sợi dây thép được buộc vào các gốc cây to ở hai bên suối. Mùa khô, học sinh và người dân có thể lội suối được. Nhưng mùa mưa, nước suối dâng rất nhanh, có khi chỉ sau một cơn mưa rừng, nước đã tràn cả lên cầu. Đường đến trường và về nhà càng gian nan”.


Cây cu treo  xã Trà Nam đưc các mnh thưng quân h tr xây dng trưc thm năm hc mi

“Năm nào sau mùa tựu trường cũng là những ngày mưa bão. Nhìn các em đi qua những cây cầu tạm bợ, chúng tôi không an tâm. Từ đó, tôi cùng các thành viên CLB Kết nối yêu thương Nam Trà My đứng ra vận động, kêu gọi các mạnh thường quân chung tay xây dựng cầu treo kiên cố thay thế những chiếc cầu tạm bằng tre nứa, ống sắt hiện có của đồng bào”, thầy Vỹ nói thêm. Sau lời kêu gọi của thầy Vỹ thông qua mạng xã hội Facebook, CLB Chuyến xe vạn tình (Đà Nẵng) quyên góp ủng hộ xây dựng 3 cây cầu treo. Các khâu khảo sát, giám sát thi công được tiến hành nhanh chóng. Bắt đầu từ tháng 6-2022, đã có 4 cây cầu treo bắc qua các xã thuộc huyện miền núi Nam Trà My được khởi công. Hôm bắt đầu xây dựng cây cầu treo ở làng Kép Xoan (xã Trà Cang), thầy Vỹ cùng chính quyền xã đã huy động hơn 250 người dân trong làng. Ước tính từ điểm dừng xe tải chở vật liệu, phải mất hơn một giờ đồng hồ đường rừng, người dân mới chuyển hết được vật liệu vào đến điểm xây cầu. “Miền núi vào mùa mưa nên mọi kế hoạch phải tính đến thời tiết không thuận lợi nhằm đảm bảo trước thềm năm học mới, học sinh được đi trên những cây cầu vững chãi này đến trường thay vì phải lội suối đi dự lễ khai giảng”, thầy Vỹ quyết tâm.

Ông Ngô Tấn Lạc – Chủ tịch xã Trà Cang cho biết, trên địa bàn xã có 8 cây cầu treo dân sinh được Nhà nước hỗ trợ cây sắt để làm cầu. Nhưng những cây cầu này chỉ thi công thủ công, nên độ chắc chắn không cao. Sự hỗ trợ của thầy Vỹ cùng các mạnh thường quân, đầu tư xây cầy treo vững chãi, có tời, vít, trụ neo… đảm bảo an toàn hơn rất nhiều. Yên tâm nhất là các cháu học sinh không còn phải lội suối đến trường.


Trao hc bng trong l khai ging nhm đng viên hc sinh đến trưng ti huyn đo Lý Sơn

Nhiều năm cắm bản ở điểm trường Tắc Pổ, Trường Phổ thông DTBT TH Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My), hai cô giáo Trà Thị Thu và Nguyễn Thị Thảo cũng dành trọn mùa hè của mình kêu gọi, hỗ trợ xây dựng 2 cây cầu dân sinh tại làng Long Riêu và làng Long Tro (xã Trà Nam). Đứng trên cây cầu mới, cô Thu phấn khởi: “Đây là món quà của Công ty Dược phẩm TVPharm, các thầy cô giáo mang lên tặng cho bà con dân bản. Có cây cầu này, các em học sinh không phải bó gối nhìn nước lũ dâng cao, không bị ngăn đường chặn lối về nhà sau mỗi buổi tan học”.

Hoàn tất những khâu cuối cùng cho ngôi trường mới ở điểm trường Tắk Pổ ngay trước thềm khai giảng năm học mới, thầy Lê Huy Phương – Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT TH Trà Tập (xã Trà Tập, Nam Trà My) chia sẻ: “Một mùa hè vất vả nhưng hạnh phúc. Không có niềm vui nào bằng nhìn hình ảnh học trò khai giảng năm học mới trong ngôi trường mới khang trang”. Công trình xây dựng điểm trường Tắk Pổ do Hội Cựu sinh viên Học viện Công nghệ AIT và một số nhà hảo tâm tài trợ, tổng đầu tư khoảng 1 tỷ đồng. Trường mới được xây dựng ngay trên nền phòng học cũ. Thầy Phương nói, năm 2019, công trình đã thi công xong phần sàn và móng thì buộc phải tạm dừng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tiếp đó, nhiều đợt bão lũ liên tiếp xảy ra. Sau cơn bão số 9 năm 2020 điểm trường này bị lún, nguy cơ đổ sụp. Một ngôi trường mới được Hội Cựu sinh viên Học viện Công nghệ AIT hỗ trợ xây ngay trong mùa hè 2022. Theo thầy Phương, thiết kế điểm trường Tắk Pổ được xây dựng kiên cố, đúc bằng bê tông cốt thép để chống chịu được mưa bão, sạt lở, lũ quét. Kiến trúc bám sát địa hình và văn hóa đồng bào bản địa. Ngoài 2 phòng học, công trình còn có một nhà ở dành cho giáo viên, có bố trí bếp ăn, nhà vệ sinh. Riêng phòng của lớp mẫu giáo có phòng vệ sinh trong phòng học theo đúng chuẩn của bậc học.


Mt đim trưng do CLB Kết ni yêu thương Nam Trà My kêu gi tu b kp khai ging

Năm học mới 2022-2023 này, học sinh mầm non và tiểu học ở điểm trường Tắc Lẻ (xã Trà Leng, huyện Nam Trà My) cũng không còn chịu cảnh nóng như sôi vào mùa hè hay những cơn mưa ầm ào giữa ngày đông như trước đây. Hai phòng học được xây dựng theo kiểu lắp ghép theo công nghệ Hàn Quốc đã thay thế cho phòng học lợp tôn vốn rất chật chội và đã xuống cấp trầm trọng. Thầy Nguyễn Trần Vỹ – Chủ nhiệm CLB Kết nối yêu thương Nam Trà My nói, phải lắp ghép vì điều kiện ở điểm trường này không thể xây dựng được. Từ điểm tập kết, để vận chuyển vật liệu vào đến tận Tắc Lẻ, phải mất 4 chặng chuyển các loại xe, từ xe tải, xe máy và một chặng đường đi bộ qua các con suối rồi lối mòn với những dốc cao dựng đứng. Sau 40 ngày vừa vận chuyển vừa thi công, 2 phòng học mới khang trang, đúng quy chuẩn cùng với công trình phụ trợ gồm nhà vệ sinh, phòng ở của giáo viên, bồn chứa nước sạch… đã thay thế cho 2 phòng học đã xập xệ, xuống cấp. Ngoài ra có thêm 3 điểm trường lẻ khác ở Trà Vinh, Trà Cang, Trà Vân cũng được hoàn tất ngay trước năm học mới.

Năm học này, ngôi trường Mầm non – Tiểu học Trà Vinh (xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My) được sửa chữa mới, nền lát gạch hoa sạch đẹp. Thầy Nguyễn Trần Vỹ cho biết, kinh phí do nhóm Em nuôi Đà Nẵng hỗ trợ. Trước đây, điểm trường này vào mùa hè, nắng dọi vào thẳng bàn học của học sinh. Giáo viên phải giăng bạt che lại. Mùa mưa thì dãy bàn sát tường bị tràn nước.

Lý Sơn không đ hc sinh b hc vì nghèo 

Buổi lễ khai giảng Trường THPT Lý Sơn (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) năm học 2022-2023 có thêm phần vinh danh các học sinh có thành tích cao trong học tập năm trước, trao học bổng và xe đạp nâng bước học sinh nghèo đến trường. Thầy Huỳnh Văn Long – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Huyện đảo Lý Sơn còn nhiều khó khăn. Hằng năm nhà trường đều tổ chức các hoạt động khuyến khích, hỗ trợ học sinh trong lễ khai giảng để tạo thêm tâm thế cho các em đến trường. Cũng thông qua việc làm này, giáo viên theo sát điều kiện hoàn cảnh của học sinh mình để kịp thời giúp đỡ”. Theo thầy Long, so với các năm trước, khai giảng năm nay có thêm nhiều học sinh được tặng xe đạp từ kinh phí quyên góp của các thế hệ cựu học sinh nhà trường.

Với đặc thù huyện đảo, cơ sở vật chất Trường THPT Lý Sơn đã xuống cấp. Toàn trường có khoảng 600 học sinh hệ THPT và 100 học sinh hệ GDTX. Hiện thiếu khoảng 11 phòng học. “Việc thiếu phòng học dẫn đến một số khó khăn trong bố trí thời gian biểu đảm bảo chương trình. Trước mắt nhà trường tận dụng các phòng học bộ môn 2 để tổ chức dạy học, đảm bảo cho học sinh được học tập đầy đủ. Riêng khu tập thể giáo viên đã xuống cấp trầm trọng, nhà trường có đến 50% giáo viên từ đất liền ra ở nội trú. Chúng tôi đang trình kế hoạch để xin được sửa chữa, xây mới nhằm đảm bảo ổn định nơi ăn chỗ ở cho giáo viên yên tâm giảng dạy”, thầy Long cho hay.


Ngưi dân đng lòng gùi vt liu xây đim trưng Tk P (xã Trà Tp)

Điều đáng mừng nhất trong năm học mới 2022-2023 là sau thời gian gián đoạn do huyện đảo Lý Sơn đã hoàn thành mục tiêu nông thôn mới nên các chế độ có liên quan đến hỗ trợ vùng sâu, vùng xa không còn. Nay theo đề xuất, các giáo viên công tác ở huyện đảo này tiếp tục được hưởng một số cơ chế, chính sách và đưa vào danh sách ưu tiên hưởng chính sách như các xã đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/11/2017 của Thủ tướng như huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị). “Lý Sơn là địa bàn có nhiều cách trở, xa xôi với đất liền, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, các điều kiện sinh hoạt khó hơn. Vì vậy việc được xét duyệt hỗ trợ trở lại đối với giáo viên, học sinh ở Lý Sơn là hợp tình, giúp giảm bớt khó khăn, là nguồn động viên để việc dạy học tốt hơn”, thầy Long bộc bạch.

Xã hi hóa nhn thc t ph huynh

Trong câu chuyện với những người làm công tác quản lý giáo dục, khuyến học, khuyến tài, việc vận động xin nguồn quỹ tài trợ không khó bằng thay đổi nhận thức từ phụ huynh về việc học của con mình. Thầy Nguyễn Trần Vỹ chia sẻ: “Cách đây gần chục năm, chúng tôi chủ yếu vận động hỗ trợ nhu yếu phẩm, áo quần và tiền cho bà con. Nhưng một thời gian ngắn sau đó khi quay trở lại thì cuộc sống của bà con vẫn cứ như vậy, không có cải thiện gì đáng kể. Chúng tôi nghĩ đến việc cùng với cải thiện sinh kế cho bà con phải tính đến xây trường ở các điểm trường lẻ, chưa có đường ô tô đi vào. Giáo dục sẽ là con đường bền vững nhất để thay đổi cách sống, nếp nghĩ của đồng bào rồi mới tính đến xóa nghèo”. Bằng cách đó, CLB Kết nối yêu thương Nam Trà My do thầy Vỹ làm Chủ nhiệm đã kiên cố hóa khoảng gần 120 phòng học, đa số đều ở các điểm trường lẻ, địa hình cách trở, chủ yếu là phải dùng sức người để cõng vật liệu xây dựng. “Để huy động vài trăm người dân, từ học sinh đến người dân, công tác dân vận là rất quan trọng. Vì việc xây dựng trường chủ yếu thực hiện vào mùa hè, nhưng đây lại là thời điểm giáp hạt của đồng bào, lại vào vụ trỉa lúa rồi làm cỏ lúa. Bà con đi làm nương rẫy thường phải 3-4 nhà đổi công cho nhau. Vì vậy, vận động bà con tham gia vận chuyển vật liệu cũng phải tính đến điều này. Đó là chưa kể công việc vận chuyển vật liệu bằng gùi, cõng… kéo dài cả tháng trời, cần phải thuyết phục để bà con tham gia đóng góp ngày công xây trường”.

Chuyện vận chuyển vật liệu xây trường là một hành trình gian nan. Đường lên nóc Tắk Pổ chỉ có thể đi bộ. Chính quyền xã Trà Tập đã đứng ra huy động cán bộ, công chức, các đoàn thể cùng với bà con địa phương và thầy cô giáo chung sức, đồng lòng. Gạch, xi măng, cát sỏi… được gùi trên những đôi vai, vượt núi. Ông Hồ Văn Tiến, Phó trưởng nóc Tắk Pổ nói như đinh đóng cột: “Cả nóc đồng lòng, người yếu gùi ít, người khỏe gùi nhiều, mỗi người một tay ắt sẽ xong. Năm mới này con mình được học trong ngôi trường mới thích quá đi chứ, không lo bão lũ nữa”.

Ông Mai Giang – Chủ tịch Hội Khuyến học huyện đảo Lý Sơn chia sẻ: “Ở Lý Sơn không còn chính quyền cấp xã nên công tác khuyến học cũng gặp một số khó khăn do địa bàn rộng, nhân lực hạn chế. Tuy nhiên với tinh thần không để học sinh nghèo, mồ côi phải nghỉ học giữa chừng, ngay trước thềm khai giảng năm học mới, hội đã đến tận từng nhà để tìm hiểu hoàn cảnh, hỗ trợ kịp thời cho học sinh. Nhờ công tác vận động, tuyên truyền, nhận thức của người dân ngày càng được nêu cao nên vài năm trở lại đây tỷ lệ học sinh bỏ học rất thấp”.

Tiếng trống trường ngày khai giảng vang trên sân trường, nụ cười trẻ thơ rạng ngời hơn. Lặng thầm sau những tinh khôi ấy là những người giáo viên, bà con dân bản, những mạnh thường quân… đã chung tay dựng xây nên những nhịp cầu, những ngôi trường mới khang trang từ miền núi cho đến hải đảo – nơi xa xôi, gian khó nhất. Không ai khác, chính họ đã góp phần làm nên một mùa khai trường trọn vẹn niềm vui!

Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)