Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tự thay đổi để hướng đến cuộc sống tốt đẹp

Tạp Chí Giáo Dục

Trong cuc sng, đôi khi chúng ta thy mình “n” nhưng ngưi khác li nói mình “bt n”. Vy bn thân chúng ta có tht sn” hay không? Làm thế nào biết mình “n” hay “bt n” đ kp thi can thip và đưa cuc sng tr li bình thưng.


Bác sĩ Nguyn Minh Tiến (gia) chia s v chuyên đ “Hưng đến v thế sng: Tôi n – Bn”

Đó là vấn đề được bàn luận tại buổi nói chuyện chuyên đề “Hướng đến vị thế sống: Tôi ổn – Bạn ổn” do First News – Trí Việt tổ chức mới đây.

Thế nào là “n” và “bt n”?

Với nhiều vấn đề xảy ra trong xã hội cũng như trong cuộc sống khiến nhiều người cảm thấy mình bị mất thăng bằng. Họ cảm thấy có sự thay đổi như: Ít nói, thích một mình, không muốn giao tiếp với những người xung quanh, hay quạu… Có những người biết mình thay đổi nhưng không giải thích được vì sao trở nên như vậy. Một số khác xem đó là điều bình thường, lâu dần không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn trong các mối quan hệ, khiến cuộc sống trở nên tồi tệ, bế tắc.

Vậy khi nào chúng ta “ổn”, khi nào “bất ổn”? Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến (Chuyên khoa Tâm thần và chuyên viên tâm lý trị liệu) khẳng định: “Ta không thể ổn nếu ta không ở trong tương giao cùng với ai khác”. Đây cũng là kết luận dựa trên “Thuyết phân tích tương giao” ra đời vào năm 1957 thông qua nghiên cứu và thực hành của tiến sĩ tâm thần học Eric Berne. Học thuyết được áp dụng phổ biến trong các chương trình trị liệu trên thế giới.

Còn tại Việt Nam, thuật ngữ “Phân tích tương giao” được cố tiến sĩ tâm lý Tô Thị Ánh giới thiệu đầu tiên năm 2017. Bác sĩ Tiến là một trong những người đầu tiên áp dụng và phổ biến phương pháp này tại Việt Nam.

Theo bác sĩ Tiến, tương giao hay tương tác là những tác động hoặc trao đổi thông tin với người khác. Nói cách khác là khi hai người cùng truyền thông tin qua lại với nhau. “Trong tâm lý học, đôi khi ta nghĩ ta không ổn nhưng thực chất lại là ổn trong tương giao với người khác. Cũng vậy, ta không thể ổn nếu ta không ở trong tương giao cùng người khác”, bác sĩ Tiến giải thích.

Theo bác sĩ Tiến, trong mỗi con người đều có sự hiện diện của ba trạng thái cái tôi: Cái tôi trẻ (C) bắt đầu hình thành từ giai đoạn tiền ngôn ngữ vì vậy phần lớn nội dung của nó đều thuộc về cảm xúc, từ vui tươi, phấn khởi, ấm áp cho đến sự sợ hãi, bất lực, lệ thuộc. Cái tôi cha mẹ (P) hình thành vào độ tuổi đến trường và sẽ được điều chỉnh liên tục trong suốt cuộc đời. Cuối cùng cái tôi người lớn (A) là thành phần lý trí, là thành phần duy nhất có khả năng đánh giá hai thành phần còn lại giúp tạo ra trạng thái cân bằng.

Nói thêm về điều này, thầy Huỳnh Hiếu Thuận (giảng viên tâm lý học, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết, tùy vào hoàn cảnh mà chúng ta sẽ quyết định xem nên sử dụng cái tôi nào để tương tác với người khác. Chẳng hạn như khi vui chơi, giải trí, ta cần kích hoạt cái tôi C hoặc khi chăm nom người khác là thời điểm lý tưởng để cái tôi P xuất hiện. Vì thế, không phải lúc nào để cái tôi A nắm quyền cũng là điều tốt”.

T kiến to nhng điu tt đp

Sống đơn độc đang là một xu hướng của một số người trẻ hiện nay. Họ cảm thấy mình rất ổn khi ở một mình nhưng những người xung quanh thấy họ có vấn đề. Điển hình như trường hợp của bạn Nguyễn Ngọc Hương (26 tuổi). Hương thắc mắc: “Tôi cảm thấy rất ổn khi ở một mình và không tương giao với một ai cả. Nhưng người khác lại nghĩ là tôi không ổn. Vậy tôi có đang ổn hay không?”.

Lý giải vấn đề này, bác sĩ Tiến cho rằng, việc cảm thấy bản thân ổn theo cách đó là một trạng thái có tính rủi ro cao. Bạn sẽ không có cách nào để xây dựng những mối tương giao, kể cả với người mà bạn thấy lành mạnh và tốt đẹp, bởi bạn chỉ thấy tốt đẹp khi ở một mình mà thôi. Tuy nhiên, trạng thái đó khá trái ngược với những nhu cầu sống thông thường của con người. “Hạnh phúc, theo một cách hiểu chung thì nó đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng có hiểu biết, có lựa chọn và có chấp nhận rủi ro. Khi chúng ta tránh các rủi ro thì đồng nghĩa với việc mình cũng từ chối những điều tốt đẹp”, bác sĩ Tiến nói.


Vi
c kiến to cuc sng tt đp cũng vô cùng quan trng đi vi gii tr

Cuộc sống này vốn thường xuyên xảy ra những biến cố không thể dự đoán trước và trong những mối tương giao giữa con người với nhau không hẳn lúc nào cũng tốt đẹp và lành mạnh. “Học thuyết tương giao giúp chúng ta quay lại và xâu chuỗi những dữ liệu đã được lưu trữ từ trong quá khứ, sau đó sử dụng chúng vào việc ứng biến với các tình huống trong thực tế để cân bằng được giữa những điều nên và không nên, cảm tính và lý tính”, bác sĩ Tiến gợi ý.

Tại buổi nói chuyện, một khán giả đặt câu hỏi: “Tại sao có những đứa trẻ lớn lên trong sự bạc đãi của cha mẹ nhưng khi chúng trưởng thành và có con thì họ không đối xử tệ với con mình như họ đã từng bị như thế?”.

Theo bác sĩ Tiến, khi chúng ta lập các tương giao trong đời sống thường có khuynh hướng đi tìm những sự tương tác từng xuất hiện trong quá khứ đã khiến ta cảm nhận mình đang tồn tại và được người khác công nhận. Tức là, các trạng thái cái tôi được hình thành từ những năm đầu đời không có kịch bản sẵn, không phải tiền định nên không mang tính định mệnh. “Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi và lựa chọn số phận của bản thân theo chính cách sống của mình”, bác sĩ Tiến cho hay.

Lớn lên trong môi trường bị bạo hành không đồng nghĩa với việc bản thân sẽ làm điều tương tự với con cái. Bằng chính ý thức, chúng ta cũng có thể kiến tạo nên những điều mới mẻ và hành trình này cần đến sự phát triển của cái tôi A để truy vấn cái tôi P và cái tôi C. Từ việc khám phá và hiểu thấu ba trạng thái cái tôi, mỗi chúng ta đều có thể tự do thay đổi để hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính bản thân mình. Khi bản thân chúng ta ổn, những người xung quanh cũng sẽ ổn, mọi thứ đều ổn.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)