Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tự tin chọn ngành khoa học xã hội trong kỷ nguyên số

Tạp Chí Giáo Dục

Cuc CMCN 4.0 chng kiến s lên ngôi ca các nhóm ngành liên quan đến công ngh, k thut song theo các chuyên gia, nhóm ngành khoa hc xã hi nhân văn vn có li thế riêng mà không máy móc nào có th thay thế đưc, cơ hi vic làm vn “rng ca”. Điu quan trng vn là chn như thế nào đ phù hp và hc như thế nào đ “chinh phc” nhà tuyn dng.


Các chuyên gia tư vn trong chương trình do Tp chí Giáo dc TP.HCM t chc thc hin

Tất cả những thông tin này đều được làm rõ trong chương trình Tư vấn tuyển sinh trực tuyến “Đúng ngành nghề – Sáng tương lai” do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp với ĐH Văn Hiến tổ chức với chủ đề “Nhóm ngành xã hội trong thời đại kỷ nguyên số”.

Thông tin chung về nhóm ngành khoa học xã hội, TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết, theo danh mục đào tạo của Bộ GD-ĐT, nhóm ngành này có tới gần 400 ngành đào tạo, là nhóm ngành thứ 2 có sinh viên theo học nhiều nhất. Các ngành học phổ biến như xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ, báo chí và truyền thông, du lịch khách sạn…

Tại TP.HCM, có nhiều trường ĐH đào tạo nhóm ngành này. Nếu như trước đây, các nhóm ngành xã hội chỉ tuyển sinh dựa trên tổ hợp 3 như văn, sử, địa hay D toán, văn, tiếng Anh thì hiện nay tuyển sinh nhóm ngành này có nhiều tổ hợp xét tuyển mới bao gồm cả toán, lý, hóa; toán, KHTN, tiếng Anh; toán, địa lý, GDCD…, mở ra thêm nhiều cơ hội cho thí sinh yêu thích lựa chọn mà không bị bó buộc như trước đây. “Nhóm ngành xã hội được nhiều trường đào tạo nhưng chương trình đào tạo sẽ không có quá nhiều sự khác biệt, sự khác biệt chỉ là phương pháp đào tạo,  tựu trung đều hướng tới trang bị kiến thức kỹ năng, thái độ để hỗ trợ sinh viên đạt mục tiêu nghề nghiệp”, TS. Mai nhấn mạnh.

Là đơn vị có bề dày đào tạo nhóm ngành về khoa học xã hội nhân văn, mùa tuyển sinh năm 2021, ĐH Văn Hiến tiếp tục xét tuyển các ngành trong nhóm khoa học xã hội như ngữ văn, Việt Nam học, xã hội học, ngôn ngữ, văn hóa học, quan hệ công chúng, truyền thông đa phương tiện. Phương thức xét tuyển ở tất cả các ngành bao gồm: xét điểm học bạ, điểm kỳ thi tốt nghệp THPT, kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, tuyển thẳng. Riêng ngành piano, thanh nhạc kết hợp thi tuyển. Ở phương thức xét tuyển học bạ, đợt 1 sẽ nhận hồ sơ xét tuyển từ ngày 1-3 đến 21-3. “Ngoài trang bị kiến thức chuyên môn, chương trình đào tạo các nhóm ngành này còn được xây dựng với khung đào tạo ngoại khoá bổ trợ mạnh mẽ kiến thức ngành nghề cho sinh viên. Ngay năm 1, sinh viên đã được trải nghiệm ngành nghề, hiểu rõ về ngành học, cơ hội việc làm sau này. Đồng thời bổ sung nghiệp vụ, năng lực thái độ, kỹ năng. Chính từ việc định hình khung từ giai đoạn đầu để nắm bắt sự phù hợp, nhiều sinh viên ngay từ năm 3 đã có cơ hội việc làm ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Đặc biệt, trong quá trình trải nghiệm nếu người học thấy chưa phù hợp, nhà trường tạo điều kiện cho các bạn đổi ngành lựa chọn lại”, ông Trần Mạnh Thái (Trưởng phòng Tuyển sinh và Truyền thông, ĐH Văn Hiến) chia sẻ.

Dự báo nhu cầu nhân lực của xã hội trong tương lai gần của nhóm ngành khoa học xã hội, ông Trần Anh Tuấn (Chuyên gia dự báo nhân lực TP.HCM) khẳng định, trong cuộc CMCN 4.0, 51% lực lượng lao động sẽ giảm đi khi robot thay thế. Tuy nhiên robot chỉ có thể thay thế con người các công việc lặp đi lặp lại. Một số ngành nghề robot không thể thay thế được như các ngành nghề liên quan đến thiết kế, sáng tạo, nghệ thuật, khoa học xã hội và nhân văn. “Điều quan trọng nhất vẫn là chọn ngành làm sao để có sự phù hợp. Các em có thể tham khảo thêm các công cụ hướng nghiệp để lựa chọn. Việc chọn đúng nghề mới chỉ là bước khởi đầu chứ không phải là đã thành công, trong quá trình học phải xây dựng được năng lực, kỹ năng ngoại ngữ, CNTT, phải thay đổi tư duy để hình thành giá trị hành nghề”.

TO THÊM KÊNH THÔNG TIN
TUY
N SINH KP THI ĐN THÍ SINH

Nhằm hỗ trợ thí sinh có nhiều kênh thông tin tuyển sinh, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, mùa tuyển sinh năm 2021, Tạp chí Giáo dục TP.HCM tiếp tục thực hiện nhiều chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến. Các chương trình có sự phối hợp với nhiều trường ĐH, không chỉ cung cấp kịp thời các thông tin về đề án tuyển sinh, chính sách học bổng, cơ hội việc làm ở nhiều lĩnh vực ngành nghề mà còn mở ra kênh tương tác trực tuyến, giải đáp những thắc mắc của thí sinh, hướng đến trang bị cho thí sinh sự tự tin để theo đuổi ngành học mình yêu thích, tăng cơ hội trúng tuyển.

Theo TS. Lê Thị Thanh Mai, nhóm ngành khoa học xã hội nhân văn hiện có tỷ lệ cạnh tranh rất cao. Việc chọn ngành nghề trước hết phải theo đúng mục tiêu việc làm của mình, câu chuyện tuyển sinh phải được đo lường bằng con số cụ thể, có sự soi chiếu mức điểm chuẩn hàng năm của ngành với năng lực bản thân. “Nếu chọn ngành theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT thì nên đặt nguyện vọng là các nhóm ngành liên quan đến khoa học xã hội nhân văn, chọn ngành gần trong cùng một trường hoặc cùng một ngành ở nhiều trường. Nguyện vọng 1 là trường mà mình yêu thích nhất, tính toán nguyện vọng cuối vẫn là đơn vị trường học mình có thể theo đuổi học tập ở ngành mình yêu thích”.

Ngoài phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT, TS. Mai khuyên người học nên tận dụng tất cả các phương thức xét tuyển như sử dụng điểm học bạ, điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM… để tăng cơ hội trúng tuyển giảm áp lực cạnh tranh. “Kiến thức được trang bị ở các trường gần như không có sự khác nhau thế nhưng kỹ năng, phẩm chất lại có sự khác biệt tùy thuộc vào người học. Học thật giỏi chưa đủ để xin việc, mà cần phải có thêm kỹ năng phẩm chất, làm việc nhóm, tinh thần đồng đội tính mềm dẻo, linh hoạt. Trúng tuyển mới chỉ bắt đầu, khi học phải điều nghiên xem thị trường lao động, vị trí việc làm”, TS. Mai lưu ý.

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)