Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tự truyện về cách học của giáo sư Trần Văn Khê

Tạp Chí Giáo Dục

GS.TS Trn Văn Khê, cây đi th ca nn âm nhc dân tc Vit Nam, không ch đưc biết đến là ngưi có công rt ln trong vic đưa âm nhc dân tc Vit Nam ra thế gii, như nhà thơ Huy Cn đã tng nói v ông: “Chân đi tám hưng, mưi phương/ Tinh thn dân tc mt đưng trưc sau”. Mà GS.TS Trn Văn Khê còn là ngưi có tm gương sáng v tinh thn t hc, phương pháp hc… đáng đ chúng ta hc hi.


Thông điệp với các bạn trẻ – bìa 4 cuốn tự truyện của GS.TS Trần Văn Khê

GS.TS Trần Văn Khê là người Việt Nam vinh dự nhận hơn 14 giải thưởng, huy chương, bằng danh dự giá trị trong nước và thế giới.

Ngh lc phi thưng và mc đích hc tp cao c

Trong cuốn tự truyện “Những câu chuyện từ trái tim” (Trần Văn Khê, NXB Trẻ, 2010), chính GS.TS Trần Văn Khê bộc bạch: “Thường thì các bạn chỉ thấy những điểm thành công trong cuộc đời của tôi và hẳn các bạn nghĩ rằng cái số của tôi hay, tốt như vậy là nhờ được sinh ra dưới một ngôi sao sáng. Nhưng sự thật không phải thế. Tôi cũng chỉ là một người như mọi người, bởi chẳng có con đường nào đi đến vinh quang mà trải đầy hoa thơm, cỏ lạ. Có nghĩa là tôi cũng trải qua những khó khăn, những thử thách và phải tự vươn lên bằng ý chí của chính mình”.

Năm 9 tuổi thì mẹ mất, mồ côi cha năm lên 10 tuổi, tự thấy mình “lớn trước tuổi”, để rồi trong mọi tình huống cậu bé Trần Văn Khê phải tự lực cánh sinh, không chờ sự giúp đỡ của cô bác. Do đó, “hoàn cảnh mồ côi đáng thương trở nên cơ hội đáng quý” để cậu học trò Trần Văn Khê tự tôi luyện bản thân.

Trong “Chuyện số 3” (sách tự truyện đã trích dẫn trên), GS.TS Trần Văn Khê thổ lộ ý chí và mục đích học tập cao cả của mình. Ông đã mượn câu nói rất hay của nhạc sĩ tài hoa Ấn Độ Mohinuddin để nói việc học nhạc (hay là việc học nói chung): “Học nhạc cũng giống như đi trên biển. Cứ tưởng nơi mình thấy trước mắt là chân trời và muốn đi tới đó. Nhưng càng đi tới thì chân trời càng xa. Nhưng không vì vậy mà ngã lòng thôi không tiếp tục đi tới. Đời người có hạn mà kiến thức thì vô hạn”. Với GS.TS Trần Văn Khê, việc học “như thể đời chẳng dài lâu”, “học không phải vì bằng cấp mà để thực hiện được lý tưởng cống hiến trọn vẹn cho âm nhạc truyền thống Việt Nam”. Vì thế mà, khi ở tuổi 90, tác giả “vẫn miệt mài học và có lẽ sẽ học đến ngày cuối cùng của hành trình đời người”. Với GS.TS Trần Văn Khê, “còn gì hạnh phúc hơn khi tìm được niềm vui trong sự học và đem tinh hoa chắt lọc từ sự học ấy dâng hiến trọn vẹn cho đời” (trang 53, sách đã dẫn).

Sáng to đ ghi nh kiến thc và vn dng thc tin vào bài hc

Chia sẻ về cách học sao cho mau thuộc, nhớ lâu, GS.TS Trần Văn Khê cho biết thời còn học tú tài tại Trường Trung học Pétrus Ký (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM ngày nay) đã nghĩ ra nhiều “mẹo” hay trong phương pháp học: Vận dụng tất cả những gì giúp mình nhớ để mà ghi nhớ thật đúng, thật lâu; đơn giản hóa kiến thức phức tạp, đưa cả thơ ca, diễn xuất vào để việc học thú vị hơn.

“Khó khăn, cám d vn dĩ là mt phn ca cuc sng. Lòng kiên đnh vi mc tiêu ca mình s giúp ta vưt qua nhng điy đ hái qu ngt cho ta và còn đ li cho đi mt công trình văn hóa”, GS.TS Trn Văn Khê.

Chẳng hạn để hiểu sâu tác phẩm, ngay từ nhỏ, tác giả đã “hóa thân” vào từng nhân vật, vừa chính diện vừa phản diện. GS.TS Trần Văn Khê cho biết: “Khi trả bài ngụ ngôn “Con chó sói và con chiên con” của La Fontaine, tôi cùng lúc đóng hai vai chó sói hung ác và chiên con nhút nhát”. Để ghi nhớ sự kiện lịch sử quan trọng, GS.TS Trần Văn Khê thường tìm các sự kiện trọng đại cùng cột mốc thời gian. Như Cách mạng Pháp 1789 thì tìm trong lịch sử Việt Nam có sự kiện vua Quang Trung thắng trận Đống Đa đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi. Hay như khi học lịch sử Trung Quốc với các triều đại Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh thường khó nhớ con số chính xác năm nào. GS.TS Trần Văn Khê đã đơn giản hóa bằng cách làm tròn: Đường có 3 thế kỷ VII, VIII, IX; Tống có 3 thế kỷ X, XI, XII; Nguyên có 1 thế kỷ XIII; Minh có 3 thế kỷ XIV, XV, XVI; Thanh có 3 thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Cách nhớ trên dù không chính xác năm nhưng lại dễ nhớ về thế kỷ. Ở tuổi 90, GS.TS Trần Văn Khê vẫn không ngừng sáng tạo để ghi nhớ, ông chia sẻ, để nhớ số điện thoại gồm 10 chữ số, đã tách ra từng cụm số rồi liên hệ đến các sự việc khác như ngày tháng năm sinh, số tầng lầu đang ở…

Vốn có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, nên khi còn học tại Trường Pétrus Ký, GS.TS Trần Văn Khê thường tự ngâm, tự hát theo cách sáng tạo của mình các bài thơ, chứ không phải đọc thơ như chúng bạn. Ông kể: Một hôm trong lớp học tiếng Anh, tôi được bà giáo sư gọi lên đọc bài thơ “Twinkle, twinkle little star” (Hãy nhấp nháy đi ngôi sao nhỏ). Tôi thưa với bà giáo sư: “Em có thể hát thay vì đọc bài không?”. Bà giáo sư ngạc nhiên: “Nhạc của ai?”. Tôi đáp: “Dạ, nhạc của em”. “Lạ quá nhỉ, em hát đi”, bà giáo sư đồng ý. Tôi hát xong thì cả lớp vỗ tay rần rần. bà giáo sư cho tôi 20/20 điểm. Sau đó trong một giờ tiếng Pháp, GS.TS Trần Văn Khê cho biết cũng đã có dịp trổ tài bằng cách hát nhạc của mình từ một bài thơ tiếng Pháp.

Phẩm chất, năng lực, sở trường của mỗi người thường bộc lộ rất sớm, nhất là trong những năm tháng học trung học. Nếu không biết cách phát huy, không cho chúng cơ hội thể hiện thì năng lực ấy dễ bị thui chột và biết đâu ta đánh mất những thiên tài sau này. Câu chuyện sáng tạo nhạc từ các bài thơ để hát thay vì đọc một cách đơn điệu của GS.TS Trần Văn Khê là minh chứng cho điều đó. Đó là lý do chúng ta tự hào có cây đại thụ âm nhạc dân tộc sau này.

Còn biết bao nhiêu điều tốt đẹp nữa của GS.TS Trần Văn Khê trong tự truyện mà ông chia sẻ. Song vì dung lượng một bài viết, khó kể hết được. Học GS.TS Trần Văn Khê về tấm gương hiếu học, chúng ta càng ngưỡng mộ ông hơn với đức tính khiêm nhường. Xin ghi ra đây mấy lời tâm huyết của ông: “Bạn trẻ thương mến! Dẫu bạn học đến tiến sĩ, cũng đừng nghĩ rằng bạn đã giỏi hơn ai và đã đi tới đích. Bởi đường học là vô tận và giá trị con người không ở bằng cấp mà ở những việc người đó đã làm được. Học là chuyện suốt đời, ở tuổi 90, tôi vẫn miệt mài học và có lẽ sẽ học đến ngày cuối cùng của hành trình đời người. Còn gì hạnh phúc hơn khi tìm được niềm vui trong sự học và đem tinh hoa chắt lọc từ sự học ấy dâng hiến trọn vẹn cho đời” (Những câu chuyện từ trái tim, Trần Văn Khê, NXB Trẻ, 2010, trang 53).

Trn Ngc Tun

Bình luận (0)