Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tư vấn chọn nghề cho học sinh

Tạp Chí Giáo Dục

Nhiu ph huynh và hc sinh lp 9 đang lo lng vì “cuc đua” vào lp 10 công lp ti TP.HCM năm nay rt gay go, do sng hc sinh tt nghip THCS tăng hơn 20.000 em. Chưa hết, ca vào lp 10 công lp càng hp hơn khi đ thi s đi mi mnh theo hưng thc tế. Tuy nhiên vn còn nhiu ngã r sau THCS mà các em có th cân nhc la chn.

Hc sinh Trưng TC Kinh tế – K thut Q.12 trong gi thc hành

461.000 ch tiêu vào trưng ngh

Thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, năm học 2017-2018, số học sinh lớp 9 dự kiến sẽ tốt nghiệp THCS khoảng 104.900 em, tăng hơn 20.000 học sinh so với năm học 2016-2017. Với kế hoạch phân luồng, năm học 2018-2019, TP chỉ tuyển khoảng 70% học sinh vào lớp 10 công lập, cũng đồng nghĩa với việc hơn 20.000 em không được vào trường THPT công lập.

Vậy rớt lớp 10 công lập, học sinh sẽ học ở đâu? Ông Nguyễn Văn Lâm (Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM) khẳng định, với sự đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị như hiện nay thì học sinh sau THCS hoàn toàn yên tâm vào học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Ở đó, học sinh có thể chọn hoặc không chọn học văn hóa, tùy vào một số ngành đòi hỏi kiến thức các môn toán, lý, hóa… Năm 2018, hệ giáo dục nghề nghiệp có 461.000 chỉ tiêu, trong đó trình độ TC tuyển 36.000 học sinh, sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng tuyển 380.000 học viên… “Vì vậy, học sinh rớt lớp 10 công lập không phải lo về chỗ học. Ngoài các trường TC-CĐ nghề, học sinh cũng có thể vào trung tâm GDTX – GDNN, trường THPT tư thục và cả lựa chọn con đường du học”, ông Lâm gợi ý.

Tại Hội nghị giao ban các trường TC-CĐ do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức mới đây, đại diện Trường TC Kỹ thuật Nghiệp vụ Nam Sài Gòn phân tích: Thời gian học THPT là 3 năm khá nặng về văn hóa, trong khi thời gian học TC nghề đối với học sinh THCS chỉ mất 1,5 năm bao gồm 30% lý thuyết và 70% thực hành nghề phù hợp với các em mất căn bản văn hóa phổ thông. Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) nhìn nhận, không phải học sinh học yếu kém rớt lớp 10 công lập mới chọn ngã rẽ vào trường nghề mà có nhiều lý do để các em chọn. Thực tế, hiện nay có nhiều học sinh trưởng thành và có chỗ đứng trong nghề với xuất phát điểm từ ngã rẽ sau THCS.

Ông Hoàng Quốc Long (Hiệu trưởng Trường TC Nguyễn Tất Thành) cho biết số học sinh sau THCS đăng ký học nghề tại trường năm 2017 tăng 10% so với năm 2016. Đây là con số khá khiêm tốn nhưng là một tín hiệu vui trong phân luồng học sinh sau THCS.

Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, dù được miễn học phí theo quy định nhưng học sinh THCS đi học nghề phải đóng thêm tiền để bù vào chi phí đào tạo. Ông Long giải thích, khoản tiền đóng bù này là có nhưng cũng tùy nghề mà các em chọn. Tuy nhiên, số tiền bù cũng không đáng kể, chỉ khoảng 1 triệu đồng/năm.

Chn con đưng ngn nht

Bà Huỳnh Thị Vân (ngụ P.15, Q.Tân Bình) chia sẻ: “Gia đình tôi từng rối bời vì năm học 2016-2017, con trai không vào được lớp 10 công lập. Sau một thời gian gia đình thuyết phục, cháu đồng ý học nghề. Bây giờ mọi thứ đã ổn, vui nữa là cháu có ý thức học tập tốt hơn trước. “Chất lượng đào tạo, cách quản lý học sinh ở các trường nghề như hiện nay làm phụ huynh yên tâm”, bà Vân đánh giá.

Bà Huỳnh Thị Thu Trang (Trưởng phòng Đào tạo, Trường TC Kinh tế Kỹ thuật Q.12) khuyên, hơn ai hết bản thân học sinh hiểu rõ sức học của mình đến đâu mà có lựa chọn phù hợp. Gia đình không cố bắt ép con phải tiếp tục học văn hóa ở trường phổ thông, như vậy vô tình gây lãng phí thời gian cũng như tài chính. Cùng quan điểm với bà Trang, ông Hà Xây (Phó Hiệu trưởng Trường TC nghề Quang Trung) cho rằng nhiều học sinh có học lực trung bình, trung bình khá nhưng ở môi trường giáo dục nghề nghiệp, các em lại bộc lộ năng lực ở nghề mà mình yêu thích. Với các em có tố chất, có đam mê thì con đường học vấn và thăng tiến nghề nghiệp dễ dàng.

Để học sinh yên tâm lựa chọn học nghề sau THCS, ông Đinh Minh Nghĩa (Hiệu trưởng Trường TC nghề Tôn Đức Thắng) cho rằng bên cạnh nhà trường thì phía phụ huynh cũng cần mạnh dạn tuyên truyền, tạo mọi điều kiện cho các em. Đây là con đường ngắn nhất để các em có thể sớm ra trường đi làm và cơ hội học lên cao không khó khăn như trước.

Bài, nh: T.Anh

 

Bình luận (0)