Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tư vấn kiến thức ôn tập thi học kỳ và tốt nghiệp THPT

Tạp Chí Giáo Dục

 Môn toán: Luyện kỹ năng trình bày lời giải chặt chẽ, khoa học

Học sinh trao đổi sau buổi thi: ôn tập thật kỹ để làm bài thi tốt

Điều nhắc nhở đầu tiên là học sinh phải học theo SGK lớp 12 hiện hành. Năm 2008 là năm học đầu tiên cả nước thực hiện chương trình phân ban nên các em phải bám sát kiến thức của chương trình. SGK môn toán có phần bài tập nên các em phải làm hết tất cả các bài tập đó để rèn kỹ năng giải toán. Ngoài ra cũng khuyến khích các em tham khảo thêm bài tập của sách bài tập và các bài tập ôn khác của từng trường. Hiện nay đã có cấu trúc đề thi, vì thế phải bám sát cấu trúc đề thi của môn toán và tham khảo đề thi mẫu của Bộ GD-ĐT. Các em cũng đừng quên nghiên cứu phần so sánh giữa hai chương trình toán chuẩn và toán nâng cao trong tài liệu cấu trúc đề thi của Bộ để tìm những điểm giống và khác nhau. Muốn giải bài tập được tốt, học sinh phải dành thêm thời gian luyện kỹ năng trình bày lời giải toán cho chặt chẽ, khoa học , cẩn thận thực hiện các bước tính chính xác tuyệt đối.
Ở phần kiến thức hình học không gian, thí sinh nên vẽ hình kỹ trước ngoài giấy nháp, nếu gặp sai sót thì cũng dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi. Chú ý kỹ phần xác định góc 2 mặt phẳng, góc 2 đường thẳng, góc của đường thẳng hợp với mặt phẳng. Công thức tính thể tích các khối, diện tích các mặt trụ, mặt nón, mặt cầu… phải được ghi nhớ trong đầu.
 Riêng về phần số phức, các em nắm vững căn bậc hai của một số thực âm và cách giải phương trình bậc hai có biệt số (den-ta) âm. Công thức tính toán hàm số mũ và logarit, các phương trình, bất phương trình mũ và logarit là những kiến thức các em phải ghi nhớ. Biết sử dụng phương pháp phân tích nguyên hàm và tích phân để từ đó ứng dụng tính diện tích hình phẳng và thể tích hình khối tròn xoay.
Một điều cũng muốn nhắc nhở thêm là ngoài việc chú ý các bài toán biện luận theo tham số về cực trị, tích tăng giảm của hàm số, học sinh phải biết cách tìm tiệm cận, phương trình trực tuyến của đồ thị, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất của hàm số. Chúc các em thành công trong kỳ thi sắp tới.
 Quách Tú Chương
(chuyên viên môn toán, Sở GD-ĐT TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)