Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Tư vấn tâm lý học đường: Thiếu và yếu

Tạp Chí Giáo Dục

Khi tình trạng bạo lực học đường gia tăng, học sinh trầm cảm khá nhiều đôi khi dẫn đến tự vẫn thì mọi người đều nhận thấy công tác tư vấn học đường (TVHĐ) thật sự cần thiết. Thế nhưng, công tác TVHĐ hiện nay thật sự thiếu và yếu. Tôi là một giáo viên làm công tác TVHĐ nhiều năm qua. Bản thân tự nhận thấy đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và tôi cũng rất yêu thích công tác này nhưng vẫn chưa hài lòng với những gì mình đã làm. Thời gian qua, mặc dù công tác TVHĐ đã được thực hiện ở hầu hết các trường phổ thông nhưng hiệu quả không cao với nhiều lý do. Trước tiên, đa số giáo viên phụ trách TVHĐ yếu về chuyên môn; hầu hết là kiêm nhiệm nên chuyên môn chính không phải là tâm lý giáo dục. Thậm chí, số giáo viên làm công tác này được học lớp bồi dưỡng năng lực TVHĐ do trường ĐH sư phạm tổ chức cũng rất ít. Cả Phòng GD-ĐT nơi tôi công tác, số giáo viên phụ trách TVHĐ được học bồi dưỡng tư vấn tâm lý học đường bài bản như tôi chỉ có vài người. Chính vì thế, giáo viên TVHĐ hiện nay chỉ làm theo bản năng là chính.


Theo tác gi
, đ công tác tư vn hc đưng có hiu qu thì trưng hc cn có giáo viên chuyên trách (nh minh ha). Ảnh: Y.H

Quyền lợi của giáo viên TVHĐ hiện nay cũng là điều đáng nói. Theo quy định hiện nay, số tiết được hưởng phụ trội thêm giờ của giáo viên bị khống chế. Vì vậy, nếu giáo viên có số tiết phụ vượt quá quy định cũng sẽ không được hưởng tiền thêm giờ. Do đó, giáo viên làm công tác kiêm nhiệm TVHĐ đôi khi sẽ không được hưởng tiền phụ trội cho công tác này. Như bản thân tôi nhiều năm qua không hề được nhận tiền phụ trội từ công tác tư vấn này. Về phía học sinh, khi có vấn đề vướng mắc về tâm lý, chẳng khi nào các em tìm đến phòng tư vấn tâm lý học đường hoặc tìm giáo viên tư vấn tâm lý bộc bạch nỗi lòng. Mặt khác, các em cũng chưa nhận biết được những bực bội, căng thẳng, lo âu… của bản thân là xuất phát từ tâm lý của mình và cần thiết phải có sự giải tỏa, trấn an, giúp đỡ từ người khác. Để có thể tư vấn học sinh, thầy cô phải tìm các em qua đề nghị của giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên bộ môn để trao đổi riêng, nhưng giáo viên tư vấn làm gì có thời gian tìm những học sinh cần tư vấn này. Chính những lý do trên, giáo viên làm công tác TVHĐ hiện nay làm vì bị phân công chứ không phải yêu thích. Theo tôi, để công tác TVHĐ có hiệu quả hơn, giáo viên làm công tác này ít nhất phải được học lớp bồi dưỡng về tâm lý học đường và cần có giáo viên chuyên trách chứ không phải kiêm nhiệm như hiện nay.

Lê Phương Trí

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)