Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Từ việc hạ điểm sàn, nghĩ đến chất lượng ĐH

Tạp Chí Giáo Dục

Có l cn mt thng kê đy đ đ phân tích mi liên h gia đim đu vào vi kết qu hc tp ca các sinh viên, nhưng thông thưng, trưng nào có đim đu vào tt thì cht lưng đào to cao, bn thân sinh viên trưng đó có kết qu hc tp tt hơn.

Thí sinh ti TP.HCM xem danh sách phòng thi trong k thi THPT quc gia 2019. Ảnh: Nguyễn Thủy

Bản thân tôi khi đi dạy ở cùng một ngành cho bậc CĐ và ĐH đã có cảm nhận rõ điều đó: sinh viên bậc ĐH thường tiếp thu kiến thức tốt hơn, có nhận thức về cùng một vấn đề tốt hơn, một số kỹ năng cũng tốt hơn. Tất nhiên, đây không phải là tất cả và đó cũng chỉ là cảm nhận chủ quan, chưa phải là một đúc kết có căn cứ khoa học đầy đủ.

Băn khoăn v đim sàn

Liên hệ với thực tế điểm tuyển sinh của một số trường ĐH năm 2019, không thể không băn khoăn về chất lượng đào tạo của những trường này khi điểm sàn khá thấp. Nhìn tổng quát, do phổ điểm thi THPT quốc gia 2019 có xu hướng tăng ở các môn, các tổ hợp khối, nên hầu hết các trường thuộc “nhóm trên” đều có mức điểm sàn tăng so với năm ngoái vài điểm. Trong khi đó, những trường ở “nhóm dưới”, vì gặp khó khăn trong tuyển sinh nên có điểm sàn khá thấp. Thực tế có trường có điểm sàn chỉ từ 12; điểm đã bao gồm điểm ưu tiên khu vực và đối tượng (nếu thí sinh ở khu vực 1 được cộng 0,75 điểm và nhóm ưu tiên cộng 2 điểm, thì thí sinh sẽ được cộng 2,75 điểm). Như vậy, sẽ có một số thí sinh chỉ cần đạt trên 3 điểm/môn thì đã đủ điều kiện xét tuyển ĐH. Đã vậy, có ý kiến cho rằng, từ kết quả phân tích dữ liệu điểm thi 2019 cho thấy, số thí sinh đạt ngưỡng 13 điểm năm nay tương đương với ngưỡng 12 điểm của năm ngoái. Năm 2018, có khoảng hơn 30 trường có ngành lấy điểm sàn đến 13, chủ yếu là các trường tư thục, trường thuộc một số tỉnh ở địa bàn khó khăn… Thực tế đó dẫn đến một tình trạng là có trường sẽ tìm mọi cách “vét” thí sinh, bằng nhiều cách, trong đó có gửi thư trực tiếp, khuyến khích bằng các đãi ngộ…, để thu hút những thí sinh cuối cùng chưa đủ điểm để trúng tuyển vào trường nào. Từ đó, chất lượng đào tạo của các trường này sẽ ra sao, nếu không có biện pháp siết chặt đầu ra?

Có thể thấy rằng, lâu nay phần lớn các trường ĐH (cũng như các trường CĐ, TC) ở nước ta có khi quan trọng chất lượng đầu vào chứ chưa thực sự chú ý đúng mức chất lượng đầu ra. Dĩ nhiên, các trường cũng có nhiều quy định về điều kiện tốt nghiệp, nhưng yêu cầu về học lực chưa phải là yêu cầu thực sự khắt khe (mà có nhiều yêu cầu khác như học phí, các chứng chỉ thể dục, quốc phòng, tin học, ngoại ngữ, kỷ luật…). Trên thực tế, Bộ GD-ĐT gần như cũng không can dự nhiều vào việc xét tốt nghiệp của các trường, như cách mà bộ đã thực hiện với việc tuyển sinh. Phải chăng đó là điều chưa thực sự hợp lý?

Cn siết cht đu ra

Xét cho cùng, khi xã hội đặt ra vấn đề tự chủ ĐH thì nên giao nhiều quyền chủ động cho các trường, nhưng không có nghĩa không có những cái “khung” chung. “Khung” đó hiện đã được thực hiện, như điểm sàn tuyển sinh, yêu cầu về học lực, số tín chỉ tích lũy được (nếu học theo quy chế tín chỉ), số môn đạt được, thời gian hoàn thành chương trình, các chứng chỉ kèm theo, yếu tố kỷ luật… Nhưng chi tiết thế nào thì phần nhiều do các trường tự thực hiện. Chẳng hạn, về học lực, bản thân Bộ GD-ĐT nếu muốn can dự cũng rất khó, mà cũng không cần thiết.

Dù vậy, để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp nhiều người có trình độ chuyên môn và tay nghề tốt cho xã hội, nhất là giữ uy tín cho mình, các trường cần có cách thức nâng cao chất lượng đào tạo, mà một trong những cách quan trọng là siết chặt đầu ra, chứ không nhất thiết đặt nặng điểm số đầu vào. Trong đó, bên cạnh các yêu cầu đang có, cần đặc biệt quan tâm đến học lực và có nhiều biện pháp bảo đảm việc đánh giá các kết quả học tập là thực chất. Chẳng hạn, yêu cầu lên lớp phải được thực hiện nghiêm túc, tránh việc một số sinh viên lợi dụng việc không có điểm danh nên gần như không đến lớp, chỉ xuất hiện khi làm các bài kiểm tra và thi cuối kỳ. Hay việc thực hiện các bài tập, kiểm tra (cả lý thuyết lẫn thực hành) cũng phải được chặt chẽ, không nên quá qua loa, đại khái. Bài thi hoặc sản phẩm cuối kỳ càng phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, trên cơ sở phát huy sự chủ động, sáng tạo của sinh viên, khả năng vận dụng kiến thức đã học một cách linh hoạt, không nên làm theo kiểu “trả bài thuộc lòng”, “đánh đố” hoặc sao chép cho có. Những hình thức “bao đậu”, “chống trượt”… phải triệt để chấm dứt trong giáo dục ĐH, bởi điều này không chỉ dung dưỡng cho cách học thiếu nghiêm túc mà còn là mảnh đất màu mỡ cho các tiêu cực. Những sinh viên không đủ điều kiện hết môn hoặc tốt nghiệp thì buộc phải học lại và cũng không có sự châm chước nào khác. Bên cạnh đó, quản lý chất lượng đầu ra còn ở chỗ phải chống tình trạng sao chép bài thi, bài kiểm tra, tiểu luận, các công trình, các đề tài, các sản phẩm… Nhất là với ngành khoa học xã hội, việc sao chép còn diễn ra khá phổ biến nhưng biện pháp ngăn chặn và chế tài còn hạn chế.

Hiện trong sinh viên (và kể cả nhiều người khác) vẫn ít nhiều còn tâm lý “đã đậu vào rồi thì thế nào cũng tốt nghiệp” nên cứ học “ầu ơ ví dầu”, trừ sinh viên ở một số trường thực sự nghiêm túc trong việc xét cho sinh viên ra trường. Thái độ thiếu nghiêm túc trong học tập khiến một số người có được tấm bằng nhưng kiến thức không nhiều, kỹ năng hạn chế, khi xin việc khó đáp ứng được yêu cầu. Còn với giảng viên, trừ một số ít trường hợp có thái độ tiêu cực, không ít người lại có sự thoải mái quá mức, dẫn đến châm chước quá nhiều cho sinh viên chưa nghiêm túc trong học tập…

Do đó, nếu đã chọn đầu vào “rộng rãi” mà lại dễ dãi đầu ra thì chất lượng đào tạo sẽ không cao. Đó là mối nguy không chỉ cho trường đó mà còn cho xã hội, cho đất nước!

Trúc Giang

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)