Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Tử vong vì chó cắn

Tạp Chí Giáo Dục

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyn Văn Đu (Trưng khoa Răng Hàm Mt, Bnh vin Nhi đng 1) cho biết đây là thi gian tr ngh hè và thc tế đã xy ra nhiu trưng hp b chó cn gây thương tích nng. Thm chí va qua còn xy ra hai trưng hp b chó di cn t vong do ngưi nhà không biết.

Bác sĩ Nguyn Văn Đu khuyến cáo ph huynh cn bo v tr đ phòng tránh tai nn do chó cn, nht là vào mùa hè

Hai ca t vong trong 1 tun

Đó là trường hợp của bé trai 12 tuổi (dân tộc Mường, ngụ tỉnh Hòa Bình) tử vong sau 1 tuần vào viện và trường hợp bé trai 9 tuổi (dân tộc Mông, ngụ tỉnh Lạng Sơn) tử vong chỉ nửa ngày sau khi nhập viện. PGS.TS Bùi Vũ Huy (Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, nơi tiếp nhận và điều trị cho hai bệnh nhi) xác nhận ở trường hợp thứ nhất, bé trai 12 tuổi nhập viện ngày 18-5 trong tình trạng bệnh dại đã toàn phát, trẻ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng, tinh thần kích thích… Sau khi nhập viện được 3 ngày, dù được điều trị tích cực nhưng bé đã không qua khỏi. Chỉ 5 ngày sau (ngày 22-5), bệnh viện lại tiếp nhận trường hợp thứ hai là bé trai 9 tuổi với các biểu hiện đặc trưng của bệnh dại như hoảng hốt, sợ nước, sợ gió… Bệnh nhi này cũng được khoa hồi sức tích cực điều trị, nhưng do bệnh quá nặng nên bé đã tử vong vào thời điểm cùng ngày. Theo khuyến cáo, nếu bị chó cắn, bệnh nhân nên tiêm phòng ngay, không nên mạo hiểm chờ đợi vì nhiều con chó 2-3 tuần cắn người mới phát bệnh dại. Khi đó người bị chó cắn mới tiêm thì quá muộn bởi khi virus dại phát tác, vắc-xin không còn có tác dụng.

Trên địa bàn TP.HCM, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đã tiếp nhận một số trường hợp bị chó cắn. Trong đó có trường hợp bé L.N.T.L. (1 tuổi, quê Đắk Lắk) nhập viện vào trung tuần tháng 1-2018. Nguyên nhân do bé dùng cọc tre chọc chó của gia đình nuôi nên bị cắn rách mặt, mất gần hết mũi. Sau khi được sơ cứu tại bệnh viện địa phương, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu và điều trị. Cũng vào thời điểm này, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận bé trai tên N.T.Đ. (5 tuổi, ở Long Thành, Đồng Nai) nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi bị 2 con chó béc-giê cắn gây thủng khí quản, khí tràn khoang trong bụng. Không chỉ tiếp nhận bệnh nhi từ các tỉnh thành, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đã cấp cứu kịp thời trường hợp bé  Đặng Ngọc Ng. (5 tuổi, ngụ tại Thạnh Tân Xuân, Hóc Môn), nhập viện trong tình trạng bị hổng trầm trọng vùng hàm mặt do bị chó nhà gây thương tích.

Luôn “đ mt” đến con trong dp hè

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Đẩu (Trưởng khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1) lưu ý, trong thời gian gần đây tình trạng trẻ em bị chó cắn ở vùng mặt khá phổ biến. Do ở nhóm tuổi này đa số trẻ thích chơi đùa với chó, nhưng chưa ý thức được sự nguy hiểm của chó và chưa đủ sức để tự bảo vệ khi bị chó tấn công. Nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân bị chó cắn cho thấy, ở người lớn vết thương do chó cắn hay gặp ở chân và tay, nhưng ở trẻ em do độ cao tầm mặt của các em bé thường ngang với tầm miệng và chân của chó, do đó xác suất bị tổn thương ở vùng mặt là khá cao. Về tính chất tổn thương, vết thương mặt do chó gây ra thường là vết cắn xé do răng, vết rách nát do cào xước của móng vuốt và những vùng tụ máu do va đập.

Đ phòng chng bnh di, Cc Y tế d phòng – B Y tế khuyến cáo ngưi dân cn thc hin các bin pháp: Gia đình cn tiêm phòng đy đ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhc li hàng năm theo khuyến cáo ca ngành thú y; Không đùa nghch, trêu chc chó, mèo. Nếu không may b chó, mèo cn cn ra vết thương dưi vòi nưc chy ngay lp tc vi xà phòng liên tc 15 phút. Sau đó, ra sch vết thương vi cn 70%, cn it hoc povidone-iodine (nếu có); Hn chế làm gip vết thương và không băng kín vết thương. Vì ngưi nhim virus di khi đã lên cơn di thì t l t vong là gn như 100%, nên khi b chó cn tuyt đi không t cha hoc nh thy lang khám cha và cn đến ngay trung tâm y tế gn nht đ đưc tư vn và tiêm phòng di kp thi.

Nhận định về các yếu tố liên quan đến tai nạn này, bác sĩ Đẩu lưu ý, trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể là nạn nhân của chó, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Chó gây ra tai nạn thường là chó nhà, một số ít trường hợp là chó hàng xóm hoặc chó lạ không rõ nguồn gốc. Thời điểm xảy ra tai nạn là lúc trẻ không đến trường, đặc biệt là vào mùa hè. Thông thường chó ít khi cắn người, đặc biệt là chó nuôi gần gũi trong nhà; nhưng trong một số trường hợp như bị trẻ em đùa giỡn hay chọc phá một cách quá đáng khi chó đang ăn, đang ngủ làm chó bị đau, bị khiêu khích, nên dễ phản ứng lại bằng cách tấn công trẻ. Chính vì thế để phòng tránh chó cắn, phụ huynh cần nhắc nhở trẻ em nên hạn chế tiếp xúc với chó nhà; tránh  đùa giỡn chọc phá chó, tránh thâm nhập vào địa phận dành riêng cho chó, tránh lại gần chó lạ. Đối với các bậc cha mẹ, nếu nhà có trẻ nhỏ nên hạn chế nuôi chó. Trong trường hợp cần thiết phải nuôi chó cần xích nhốt chó ở nơi biệt lập mà trẻ em không có khả năng tới; không tập hay huấn luyện chó những động tác hiếu chiến, những trò chơi tấn công; chích ngừa đầy đủ cho chó. Đặc biệt có thể hướng dẫn cho trẻ biết cách tự bảo vệ vùng đầu mặt của mình khi chẳng may bị chó tấn công bằng động tác như cuộn tròn người lại như trái banh, hai tay ôm chặt lấy đầu và mặt.

Đinh Vũ

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)