Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Từ vụ Hà Giang, hệ lụy là khôn lường

Tạp Chí Giáo Dục

NGƯT Nguyn Văn Ngai (nguyên Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM)

Đây là khng đnh ca NGƯT Nguyn Văn Ngai (nguyên Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM) khi trao đi vi Giáo dc TP.HCM v v vic hơn 300 bài thi THPT quc gia 2018 ti Hà Giang đưc nâng đim khng.

Theo ông, điều cốt lõi của vấn đề vẫn nằm ở con người khi xã hội còn quá coi trọng và chuộng bằng cấp, khi bệnh thành tích vẫn còn hoành hành, chuộng khen hơn chê. “Điểm đen” Hà Giang như một khối ung nhọt mà đã đến lúc toàn ngành giáo dục cần phải nhìn lại, xốc lại. “Đổi mới giáo dục không phải chỉ là đổi mới thi cử mà cần phải bắt đầu từ gốc, đó là đổi mới tư duy con người bao gồm cả đào tạo mới sinh viên sư phạm”, NGƯT Nguyễn Văn Ngai khẳng định.

+ PV: Thưa NGƯT Nguyn Văn Ngai, t v vic sa đim thi ti Hà Giang, ông có th cho biết cơ chế nào và nhng l hng nào đã to ra “đim đen” đó?

– NGƯT Nguyễn Văn Ngai: Thứ nhất, sai phạm của Hà Giang không phải do lỗ hổng về mặt quy trình quy chế bởi những quy trình từ coi thi, chấm thi của Bộ GD-ĐT là khá chặt chẽ. Mà sai phạm ở đây xuất phát từ lỗ hổng con người: lợi dụng chức vụ, quyền hạn; ngay cả những con người trong quá trình giám sát cũng đã buông lỏng, chủ quan, thiếu tinh thần trách nhiệm. Thứ hai, nó là “dây chuyền” của nhiều nguyên nhân khác như bệnh thành tích của từng địa phương vẫn còn tồn tại mà nhìn rộng ra là của cả xã hội, từ gia đình, học sinh.

Đặc biệt là hạn chế trong cơ chế của kỳ thi “hai trong một”, vừa thi tốt nghiệp vừa thi ĐH. Trong khi đó, về mục đích hai kỳ thi này có tính chất hoàn toàn khác nhau. Tốt nghiệp chỉ để kiểm tra, đánh giá lại kiến thức mà các em học sinh học được trong bậc phổ thông, nhất là lớp 12. Còn xét tuyển ĐH, CĐ đòi hỏi học sinh phải thể hiện được kiến thức, năng lực của bản thân đối với ngành học mà mình xét tuyển để tuyển chọn ra những người phù hợp nhất. Hai mục đích khác nhau khi gộp lại làm một không đánh giá được đúng thực lực của học sinh dẫn đến việc bỏ sót nhân tài, đặc biệt là khi tỷ lệ tốt nghiệp luôn ở mức trên 90%.

+ Vy thưa ông, đ không còn nhng v như Hà Giang thì ngành giáo dc cn phi làm gì?

– Theo tôi, đã đến lúc ngành giáo dục cần nhìn nhận thẳng thắn vào kỳ thi “hai trong một” trong 3 năm thực hiện (từ năm 2015). Nên chăng, hãy bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, chỉ xét tốt nghiệp dựa vào kết quả học bạ của các em trong 3 năm học hoặc tổ chức thi tốt nghiệp một cách nhẹ nhàng như một kỳ thi bình thường ở từng địa phương vậy. Còn việc tuyển sinh ĐH, CĐ hãy giao cho các trường ĐH, CĐ được tự chủ trong công tác tuyển sinh. Với một số trường đặc thù như y, dược, công an, sư phạm sẽ vẫn tổ chức thi tuyển để tuyển chọn những học sinh có năng lực và phẩm chất phù hợp nhất với ngành. Các ngành khác hãy để cho học sinh được xét đăng ký học và các em sẽ tự đào thải trong quá trình học.

Và cốt lõi, nhìn rộng hơn vẫn là đổi mới giáo dục. Ngành giáo dục cần ngồi lại, đánh giá đúng hiện tại, khắc phục những nguyên nhân còn tồn tại. Đổi mới giáo dục là đúng nhưng trên hết là đổi mới cần phải có định hướng cụ thể rõ ràng. Đổi mới giáo dục không chỉ là đổi mới thi cử mà cái chính là đổi mới về phương pháp giảng dạy, về tư duy, quan điểm của con người. Giáo dục là đào tạo ra những con người thích ứng với xã hội tương lai. Nếu chính nguồn lực giáo viên còn thiếu nhận thức, còn yếu kiến thức, phương thức thì không thể nào thực hiện được “sứ mệnh, nhiệm vụ” này. Do đó, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho đội ngũ giáo viên bao gồm cả đào tạo mới. Các trường sư phạm, khoa sư phạm cần phải đi trước một bước trong việc đào tạo nguồn nhân lực thích ứng được với những thay đổi đó không chỉ về năng lực mà còn về tư duy.

Thí sinh TP.HCM vui mng vì làm bài tt trong k thi THPT quc gia 2018 va qua. Ảnh: Y.H

+ Chúng ta c mãi hô hào v đi mi giáo dc nhưng cui cùng, v Hà Giang (và có l không ch có Hà Giang) đã làm đ sp nim tin. Chúng ta có điu kin đ đi nhiu nơi, nhiu nưc nghiên cu hc tp. Vy thưa ông, ti sao các nưc Nht Bn, Singapore…, h đã làm đưc mt nn giáo dc “không quay cóp” gn như là trong sch; trong khi đó chúng ta vn c “loay hoay” vi vn đ thi c?

– Như tôi đã nói, cốt lõi, quan trọng vẫn là con người. Chúng ta cần phải giáo dục được con người sự trung thực, sự khiêm tốn, thẳng thắn. Phải làm quyết liệt, đồng bộ, kiên quyết, kiên trì, có hệ thống của cả ngành. Ngay từ bậc mầm non, tiểu học đã cần phải có một sự giáo dục đồng bộ và quyết liệt trong việc này. Chúng ta cần dạy các em rằng học là học về kiến thức cho chính mình và áp dụng kiến thức đó dựng xây đất nước.

Các nước khác, họ làm được. Dù rằng chúng ta không thể bê nguyên xi một nền giáo dục của một nước nào đó về nước mình nhưng cần phải có sự chọn lọc, chắt lọc và làm cho đến cùng.

Từ vụ Hà Giang, hệ lụy của nó là khôn lường. Đó là người dân mất niềm tin vào toàn ngành giáo dục, mất niềm tin vào sự công bằng trong xã hội. Nếu “trót lọt”, chính những học sinh yếu kém đó lại chiếm chỗ, thay thế chỗ của các học sinh giỏi – những nhân tài tại các trường danh giá. Kéo theo đó là hệ lụy liên đới trong toàn xã hội khi thực lực, năng lực không có nhưng lại “ngồi nhầm chỗ”.

Do đó, trước hết, pháp luật cần phải nghiêm trị đích đáng những “con sâu mọt” ở Hà Giang để làm gương cho các địa phương khác, để lấy lại, trả lại sự công bằng cho các em học sinh, cho toàn xã hội, lấy lại niềm tin đối với ngành giáo dục.

+ Xin cm ơn ông!

Yến Hoa (thc hin)

 

Bình luận (0)