Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Từ xứ Đài, mang tình yêu đến đất Việt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

“Nim mong mi ln nht ca tôi là mai này nhng em hc sinh nghèo đưc tôi giúp đ hôm nay s trưng thành, có cuc sng n đnh và chung tay tiếp tc giúp đ nhng mnh đi bt hnh khác”. Ông là Dư Lp Phi, 64 tui – mt ngưi dân Đài Loan thông qua T chc Zhishan Foundation (C.I) nhiu năm lin đ đu cho hc trò nghèo các tnh min Trung – Vit Nam, bc bch!

Yêu Vit Nam, đến bt c đâu, ông Phi cũng mc chiếc áo có in hình c đ sao vàng

Chp cánh nhng ưc mơ

Nếu không có cuộc gặp với những thành viên của Tổ chức C.I 13 năm về trước, hẳn cuộc đời của Trần Thị Thanh Tâm, ở xã Thủy Châu, huyện Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên – Huế) có lẽ đã rẽ sang ngã khác. Ngần ấy thời gian, từ một cô bé học lớp 4 trường làng trở thành sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ Huế rồi có việc làm ổn định ở vị trí lễ tân của một khách sạn hạng sang thuộc trung tâm thành phố Huế với Tâm là một hành trình dài, có cả những giọt mồ hôi của sự nỗ lực không mỏi mệt và bàn tay ấm áp nâng đỡ cả quá trình học tập của một người dân đến từ xứ sở Đài Loan xa lạ.

Tâm sinh ra và lớn lên thiếu tình thương và hơi ấm của người cha. Em sống với mẹ và bà ngoại trong căn nhà nhỏ với hoàn cảnh khá éo le. Bà ngoại Tâm trong một lần bị tai biến phải nằm một chỗ. Mẹ Tâm sức khỏe yếu, đã trải qua hai lần mổ sỏi mật. Cuộc sống của 3 con người trong gia đình ấy dựa vào thu nhập bấp bênh từ nghề buôn đồng nát của mẹ Tâm. Tâm không hình dung hết những thiếu thốn mình phải trải qua suốt thời thơ ấu, nhưng chắc rằng việc đến trường học chữ sớm phải dừng lại. “May mắn lên lớp 4, khi đứng trước nguy cơ buộc phải nghỉ học thì em được bác Phi thông qua Tổ chức C.I tài trợ học bổng cho em. Cả 3 lần bác đến Việt Nam thì đều gọi điện thoại cho em đến gặp để hỏi han, trò chuyện. Không chỉ vậy, tháng nào bác cũng gửi thư qua email cho em, động viên em học tập. Thật lòng em rất biết ơn bác, từ một xứ sở hoàn toàn xa lạ, không thân thích họ hàng mà vẫn mở lòng hỗ trợ cho em trong suốt những tháng năm theo học”, Tâm trải lòng.

Còn với em Nguyễn Thị Ái Quyên, sinh viên năm 2, Trường ĐH Ngoại ngữ Huế, sự xuất hiện và tấm lòng của ông Phi như cứu cánh của đường học tập. Bố mất sớm, mẹ Quyên một mình quần quật với 2 sào ruộng khoán trên vùng đất chua phèn thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên – Huế) để nuôi con. “Có ông giúp đỡ, gánh nặng đến trường học của em suốt 11 năm qua được đỡ đần, mẹ đỡ vất vả hơn”, Quyên nói.

Hơn 10 năm qua, ông Dư Lập Phi vẫn thầm lặng và bền bỉ với hành trình giúp trẻ nghèo ở các tỉnh miền Trung Việt Nam thông qua Tổ chức C.I. Đến nay, riêng ông đã và đang hỗ trợ cho 8 mảnh đời bất hạnh, khó khăn. Những ước mơ được ông chắp cánh đang đem lại thành quả từ những con điểm mười trên bục giảng và một công việc ổn định nuôi sống bản thân, hỗ trợ gia đình. Ông bảo, sẽ tiếp tục hành trình ấy cho đến khi đôi chân không còn đủ sức.

Đơn gin vì tôi yêu Vit Nam

Những ngày tháng 9, các em học sinh ở huyện miền núi Đakrông (tỉnh Quảng Trị) phấn khởi đón một vị khách đặc biệt. Những đứa trẻ người đồng bào Vân Kiều nói chưa tròn tiếng đánh vần cái tên Dư Lập Phi nghe thân thương đến lạ. Ông Phi đón nhận những bông hoa rừng trong niềm vui rưng rưng và nụ cười tươi rói. Ông Phi bảo, đây là lần thứ 3 trong 8 năm ông trở lại miền Trung Việt Nam, lần nào đối với ông vẫn vẹn nguyên cảm xúc như được trở về nhà, được quay lại ấu thơ nơi miền quê yên bình. Nhìn đôi tay ông từ tốn bón từng muỗng cơm cho các bé mầm non, cảm giác như những người ông chăm cháu, ở đó không còn khoảng cách biên giới, khác biệt ngôn ngữ, chỉ có tình yêu thương.

Dư Lập Phi nói, ông biết đến Việt Nam từ thời trẻ: “Tôi dành tình cảm đặc biệt cho những học trò nghèo Việt Nam bởi vì tôi rất cảm phục tinh thần quật cường của đất nước bạn trong các cuộc kháng chiến, cứu nước, bảo vệ hòa bình. Ở Đài Loan, tôi cũng được tiếp xúc với rất nhiều người Việt sinh sống và làm việc ở đó, tôi mến họ ở sự chăm chỉ trong công việc và tính tình cởi mở, thân thiện. Nhiều bạn bè hỏi đùa tôi rằng, vì sao lại dành cho học sinh Việt Nam nhiều học bổng hơn những nơi khác nhưng tôi nghĩ những gì tôi đã nói ở trên là nguyên nhân để tôi có quyết định đến với các cháu”, Dư Lập Phi bộc bạch.

Hơn 10 năm nay, ông Dư Lp Phi lng l nâng đ nhng mnh đi kém may  min Trung đến trưng

Trên sut hành trình đến vi tr em nghèo  Qung Tr, Tha Thiên – Huế ln này, đi đến đâu ông Dư Lp Phi cũng mc chiếc áo có in hình c đ sao vàng. Ông bm đt ngón tay: “Tôi có khong 15 chiếc áo có in hình quc k ca quc gia các bn. Tôi rt thích mc nhng chiếc áo này, không ch đến đây mà  quê hương tôi, tôi vn mc nó. Đơn gin, vì tôi yêu Vit Nam”.

Trong câu chuyện của mình với những trẻ em nghèo được chính ông bảo trợ, ông không kỳ vọng những điều lớn lao. Ông nói: “Tôi luôn động viên các cháu nỗ lực trong học tập, vươn lên trong cuộc sống để mai này có một tương lai tốt hơn. Điều mong muốn lớn nhất của tôi là sau này các cháu có việc làm ổn định, hãy tiếp tục thay tôi hỗ trợ các cháu học sinh nghèo để họ có cơ hội đến trường”.

Trên suốt hành trình đến với trẻ em nghèo ở Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế lần này, đi đến đâu ông cũng mặc chiếc áo có in hình cờ đỏ sao vàng. Ông bấm đốt ngón tay: “Tôi có khoảng 15 chiếc áo có in hình quốc kỳ của quốc gia các bạn. Tôi rất thích mặc những chiếc áo này, không chỉ đến đây mà ở quê hương tôi, tôi vẫn mặc nó. Đơn giản, vì tôi yêu Việt Nam”.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)