Sự kiện giáo dục

Tuổi 30 của một tờ báo

Tạp Chí Giáo Dục

Tôi gi đin chúc mng Báo Giáo dc TP.HCM (nay là Tp chí Giáo dc TP.HCM) nhân k nim 30 năm thành lp, tôi đưc s đón nhn rt nhit tình ca tòa son, các bn xem tôi là thành viên gn bó tích cc ca báo không phi ch là mt cán b hưu trí ca S GD-ĐT TP.HCM gi đến thăm.

TS.Huỳnh Công Minh

Tình cảm của các bạn đã gợi nhớ trong tôi bao nhiêu kỷ niệm về quá trình xây dựng và phát triển tờ báo, vui cũng có mà buồn cũng có. Buồn vì những ngày đầu gian khó, cơ sở vật chất của báo chật chội, dột nát; quy tụ phóng viên rất khó nhưng giữ phóng viên ở lại với báo còn khó hơn; định hướng hoạt động của báo chưa đáp ứng được xu hướng thị hiếu của bạn đọc… Nhưng rồi niềm vui của báo dần được khôi phục như lúc nhận được quyết định thành lập báo của Bộ Thông tin – Truyền thông. Sức thu hút bạn đọc từ các nhà trường phát triển, sức sáng tạo của báo được phát huy, các phụ bản của báo lần lượt được hình thành mở rộng đối tượng bạn đọc ra ngoài xã hội phục vụ cho từng lứa tuổi khác nhau. Cơ sở vật chất kỹ thuật của tòa soạn cũng được trùng tu nâng cấp đầy đủ, khang trang và tiện nghi bằng chính sự tự lực của mình.

Về nội dung và thông điệp của báo với xã hội, tôi quý trọng các bạn đã luôn đứng về xu hướng tích cực đổi mới giáo dục trong giai đoạn khó khăn nhất, cái mới chưa thực sự hình thành, cái cũ đang còn tồn tại quá vững chắc với một thời gian dài qua nhiều thế hệ; cái mới chưa có cơ chế bảo vệ, cái cũ thì có quá nhiều lý lẽ để duy trì, thậm chí có cả lợi ích riêng tư theo cơ chế cũ.

Việc xây dựng nhà trường tiên tiến hội nhập quốc tế cách đây 20 năm là một chuyện lạ. Báo phải tốn nhiều giấy mực để đồng hành, thuyết minh trên công luận về giá trị của việc giảm sĩ số học sinh trong lớp; về đổi mới phương pháp dạy học; về phương thức kiểm tra thoát ly bài mẫu kết hợp giữa đánh giá định kỳ với đánh giá thường xuyên.

Báo đã đứng về phía thầy cô giáo sử dụng những phương pháp dạy học hiện đại như dạy học chuyên đề, dạy dự án từ mô hình tiên tiến hội nhập quốc tế làm cho học sinh thích thú, tìm tòi, khám phá và sáng tạo trong quá trình học tập thay cho phương pháp học tập thuộc lòng, từ chương nặng nề sáo rỗng, nhàm chán.

Thầy Nguyễn Viết Đăng Du – giáo viên lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn là một đơn cử. Thầy đã sở hữu phương pháp dạy học chuyên đề rất hiệu quả, là khắc tinh của phương pháp dạy lịch sử từ chương nhàm chán. Thầy đã tổ chức “Ngày hội lịch sử”, “Ngày hội các dân tộc”, học sinh hăng hái tham gia xây dựng những nội dung rất giá trị, nâng cao chất lượng học tập của học sinh từ biết, hiểu đến vận dụng, phân tích, tổng hợp và sáng tạo.

Báo Giáo dục TP.HCM (nay là Tạp chí Giáo dục TP.HCM) đã có nhiều đóng góp trong sự phát triển của ngành GD-ĐT TP.HCM

Nhớ lại những ngày gian khổ, khó khăn, chúng ta rất cảm ơn các cấp lãnh đạo lúc bấy giờ đã cảm thông, chia sẻ và đồng hành để có những mô hình đổi mới thành công như hôm nay, các vị lãnh đạo ở Thành ủy TP.HCM, ở HĐND TP, ở UBND TP, ở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP và ở Bộ GD-ĐT.

Đến nay tình hình đã khác, Nghị quyết 29TW soi đường cho công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục theo hướng hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 là cơ sở vững vàng cho những ai quan tâm cách tân sự nghiệp GD-ĐT nước nhà, chúng ta đã có rất nhiều điển hình tiên tiến ở nhiều cơ sở giáo dục khác nhau. Đây là những đề tài hấp dẫn để báo thể hiện.

Những thắc mắc như: Tại sao trường công lập lại thu học phí? Tại sao mức thu học phí không giống nhau? Tại sao không dạy theo phân phối chương trình? Tại sao ra đề kiểm tra ngoài sách giáo khoa? Trường chất lượng cao khác gì trường hội nhập quốc tế?… không còn, nên báo không dừng lại ở giải thích hướng dẫn chính sách chủ trương mà phải định hướng phát triển những giá trị ở tầm cao mới như chúng ta đã hội nhập đến đâu và hội nhập như thế nào.

Một vấn đề khác, tôi cũng rất quan tâm là sự phát triển của xã hội về công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo đã đưa đời sống tri thức của con người lên một tầm cao mới, nhà trường chúng ta phải làm gì và Báo Giáo dục TP.HCM phải thể hiện như thế nào để đáp ứng.

Tôi tâm đắc nhất là sức sáng tạo của tuổi trẻ học đường, của học sinh thân yêu khi thầy cô giáo đã đổi mới, cách tân, mở đường cho các em phát triển. Thầy cô giáo đã dạy học theo yêu cầu phát triển năng lực không còn đối phó với thi cử hay dạy theo bài mẫu mà giao việc cho học sinh, phát triển phương thức dạy học dự án, những suy nghĩ và cảm xúc của các em rất tuyệt vời, đôi khi ngộ nghĩnh và bất ngờ, suốt đời dạy học chúng ta mới có dịp thấy được những suy nghĩ và cảm xúc thật của học sinh như thế khi trả các em trở về với thực tế tự nhiên, không áp đặt, gò bó, bảo thủ. Đây là những giá trị cao cả của nghề dạy học giúp ta luôn yêu mến và tự hào về thiên chức nhà giáo của mình.

Đôi điều tâm sự với những người làm Báo Giáo dục TP.HCM nhân tờ báo 30 tuổi.

Thân mến chúc tờ báo của mình luôn phát triển vững bền và sâu sắc với tình yêu thương của bạn đọc gần xa với những giá trị chân chính của nghề giáo luôn tươi mới và sáng tạo như sức sống của tuổi trẻ học đường.

(Tháng 8-2024)
TS. Hunh Công Minh
Nguyên Giám đc S GD-ĐT TP.HCM

Bình luận (0)