Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Tuổi thơ đi qua những ký ức, kỷ niệm đáng nhớ

Tạp Chí Giáo Dục

Mi ngưi chúng ta ai cũng có mt gia đình, đu đi qua nhng năm tháng tui thơ, gi li nhng ký c quý báu trong mái nhà thân thương, trong vòng tay nuôi dy ca m cha, đ mi khi nh li càng trân quý giá tr và sc mnh có đưc t gia đình và cuc sng tươi đp này, làm hành trang tương lai cho phía trưc. Dù có biến c, thay đi như thế nào, chúng ta cũng không đ thi gian ly đi nhng ký c, khonh khc đáng nh ca tui thơ đưc m cha nuôi dy nên ngưi…

Một bạn trẻ phát cơm từ thiện đến người mưu sinh trong đêm tối ở đường phố

1. “Ngày đó, lúc tôi mới 7 tuổi, sống trong gia đình có tới 10 anh chị em. Nhà tôi nghèo lắm. Tôi là áp út nhưng lại là đứa trẻ cực nhất trong nhà. Hàng ngày từ 3 giờ sáng tôi phải theo ông ngoại gồng kéo chiếc xe cút kít đi bươi lượm rác khắp các nẻo đường, từ ngã ba Chú Ía (vòng xoay đường Phạm Văn Đồng bây giờ – NV), sang Thích Quảng Đức, rồi đi dọc theo đường ray xe lửa về đến Cổng xe lửa số 6 (đường Lê Văn Sỹ). Một hôm khi trời vừa hửng sáng, thấy dưới đất sát góc đường có tờ 100 đô la Mỹ, tôi cúi nhặt, nhét vội vào túi quần, đợi ra tới đầu ngã tư Lê Văn Sỹ – Huỳnh Văn Bánh mới chạy lên khoe với ông ngoại. “Con mới lượm được nè ngoại”. “Ở đâu, sao con lượm được”. “Ở đằng kia ạ, ngay góc đường bên kia, gần cục đá ấy”. “Con cầm tờ đô la đó ra đặt vào chỗ cũ rồi lấy cục đá đè lên để ai có làm rơi họ quay lại tìm thấy được”. 100 đô la Mỹ quy ra tiền Việt Nam đồng lúc bấy giờ là hơn 1 triệu đồng, một món tiền to nhất mà tuổi thơ tôi thấy được. Dù ấm ức lắm nhưng tôi cũng phải làm theo lời ngoại chỉ. Những lúc dựa lưng bên bao giấy vụn đi nhặt lượm được trong ngày, tờ tiền 100 đô la Mỹ lại hiện lên, thôi thúc tôi “sẽ có ngày mình có được số tiền ấy, phải nhiều hơn thế nữa cơ. Nhưng cái chính phải do chính mình tạo ra…”… Ngày nay, khi đã trở thành một doanh nhân giàu có, nắm giữ khối tài sản không nhỏ và thương hiệu một sản phẩm thời trang lớn, anh Nguyễn, ngụ quận 7 vẫn không quên tờ giấy bạc 100 đô la Mỹ đặt đè cục đá bỏ lại góc đường năm đó. Cảm ơn tờ giấy bạc 100 đô la và bài học làm người tử tế của ông ngoại và mẹ cha tôi thưở ấy: “Tiền bạc do mình tạo ra nhưng không phải bằng mọi giá để có được. Cái gì của mình thì còn mãi, cái gì có được không phải của ta, và dễ dàng có được sẽ không thuộc về ta…”.

2. “Cô ơi, hàng xôi nhà mình bán tới mấy giờ ạ”, cậu bé hỏi chị bán xôi trước cửa tiệm gạo Thuận Phát, số 420 Lê Văn Sỹ, phường 14 (quận 3). “Đến hơn 10 giờ là hết rồi con”. Xôi nhà cô bán ngon lắm, nếp thơm dẻo, giá lại không cao lắm. Con đặt cô làm khoảng 20 hộp, loại 15 ngàn đồng/ hộp ấy nhưng mà 5 giờ chiều mới lấy được không ạ”. “Được con, từ ngày mai nhé. Mà nhà con gần đây không lúc nào có cô nói người nhà chở đến tận nơi giao”. “Nhà con ở đầu hẻm 347 Huỳnh Văn Bánh, phía bên phường 11, quận Phú Nhuận nha cô”. Hôm sau, khi người nhà chị bán xôi đến đầu ngõ 347 Huỳnh Văn Bánh, đã thấy cậu bé trạc 12 tuổi đứng chờ. Nhận túi xôi trên tay, cậu bé lôi từ trong túi quần ra một nắm tiền lẻ, cẩn thận vuốt đếm từng tờ giấy bạc có mệnh giá khác nhau, xếp lại ngay ngắn, hai tay đưa người nhà chị bán xôi. Sáng hôm sau, cậu bé đạp xe đạp ra trước tiệm gạo dặn chị bán xôi “Chiều nay cô nấu cho con nhiều hơn một chút nhen, khoảng 25, 27 hộp ạ. Mà mỗi phần có thêm cho con một chút xôi nữa được không ạ. Xôi cô bán ngon lắm, ai ăn cũng khen, hỏi mai có nữa không”. “Con đặt mua cho thợ nhà mình ăn hả”. “Không ạ, là hôm qua con móc heo đất tiền để dành hàng ngày của tháng này mua ạ. Hôm nay chị con được nhiều hơn nên đặt khá lên một chút. Đến tối chị em con đạp xe chở nhau đi phát tặng các cô chú, người lớn tuổi bán dạo hè phố, chạy xe Grap ạ. Hộp xôi nhỏ vậy đó, ai cũng thích lắm cô…”.

Sang ngày cuối tháng sau, cậu bé hẻm 347 Huỳnh Văn Bánh lại đạp xe ra tiệm gạo 420 Lê Văn Sỹ đặt xôi. Tháng này, cậu bé đặt ít hơn tháng trước nhưng khi giao xôi vào buổi chiều lại là túi xôi nhiều hơn 2 ngày của tháng trước, tới 30 hộp xôi. “Con đặt 20 hộp mà sao nhiều vậy cô, con không đủ tiền trả đâu ạ”. “Con chỉ phải trả 20 hộp xôi thôi, 10 hộp kia là của con trai cô. Con trai cô lớn hơn con mấy tuổi, thấy chị em con làm việc hữu ích cũng làm theo, mới bỏ heo được hơn 1 tuần, đủ mua góp vào với chị em con thêm 10 hộp nữa. Tối nay chị em con đi giao tặng giúp anh ấy luôn nghen…”.

Câu chuyện về tờ giấy bạc 100 đô la Mỹ và những hộp xôi nói lên nhiều điều ý nghĩa. Tờ giấy bạc 100 đô la đã làm nên thành công của một doanh nhân thành đạt. Chắc chắn, những hộp xôi mà chị em cậu bé ở hẻm 347 Huỳnh Văn Bánh và con trai chị bán xôi ở tiệm gạo Thuận Phát chắt chiu những đồng tiền tiết kiệm được hàng ngày trao đến người khó mưu sinh trên đường phố sẽ làm nên một nhân cách và thành đạt trong tương lai. Tôi tin chắc vào điều đó, và mong muốn mỗi gia đình luôn có những cách nuôi dạy con em mình từ một việc làm nhỏ bé nhất, tôn giữ, phát huy lên giá trị văn hóa, tình người của mỗi gia đình Việt trong thời đại phát triển hiện nay.

Nhà báo Phm Hoài Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)