Tuyên truyền pháp luậtVăn minh đô thị

Tuổi trẻ hướng về cộng đồng!

Tạp Chí Giáo Dục

Mt trong nhng nguyên tc quan trng trong cuc sng đó chính là sng có trách nhim. mi la tui khác nhau, vai trò khác nhau con ngưi đm nhn nhng trách nhim khác nhau. Tui tr – la tui thanh niên sinh viên, ngoài vic hc tp, rèn luyn k năng chun b cho hành trình lp nghip thì bn thân h còn có trách nhim thc hin phn đóng góp ca mình đi vi xã hi trong kh năng có th.


Nhng sinh viên làm tình nguyn viên góp sc ti Bếp ăn nghĩa tình trong mùa dch Covid-19. Ảnh: IT

1.Thanh niên chính là lớp người tạo ra sự thay đổi cho thế giới ngày mai. Họ đang đi một bước quan trọng trong quá trình đó bằng cách hiểu về cuộc sống xã hội, thực hiện cùng các quyền và trách nhiệm mà xã hội đang đòi hỏi. Hướng về cộng đồng, tham gia vào các hoạt động xã hội là cách để họ hiểu về cuộc sống, gói ghém cho mình những hành trang quan trọng trước khi bước vào cuộc sống. Đây là những việc làm thiết thực, căn bản và mang đầy tính nhân văn, tinh thần trách nhiệm mà không phải bất cứ sinh viên nào cũng hiểu, cảm thụ và vượt qua những rào cản tâm lý để một lần thử thách với cuộc sống bằng chính những hành động, việc làm của bản thân mình.

Hoàng An (sinh viên năm 2 – ĐH Bách khoa TP.HCM) là con một trong một gia đình khá giả, ba là giám đốc công ty xây dựng, mẹ là giám đốc ngân hàng, từ nhỏ đến lớn Hoàng An không bao giờ chịu vất vả hay chính bản thân mình phải thực hiện một công việc nặng nhọc nào cả. An học ngành xây dựng một phần vì truyền thống gia đình, một phần vì ước mơ của bản thân. Nhưng An cũng sợ chính sự cưng chiều và sự thắt chặt của ba mẹ, An sẽ không thể tự mình phát triển và vươn cao với những yêu cầu nghề nghiệp. Vì thế, An đã mạnh dạn đăng ký chiến dịch Mùa hè xanh sau khi thuyết phục và cam kết với gia đình. An tâm sự: “An gọi đó là mùa hè kỳ diệu, mùa hè làm thay đổi cuộc sống của mình, lần đầu tiên An đắp đường, xây cầu, leo lên lợp mái nhà cho dân”. Lần đầu tiên, An đổ mồ hôi thật sự, giọt mồ hôi khiến An hiểu về sự vất vả, biết khép mình lại với những nhu cầu không chính đáng để mở lòng san sẻ nhiều hơn với những mảnh đời vất vả. An nhìn thấy sự nhiệt tình, hăng say và cái gì cũng có thể làm được của các bạn… Kết quả học tập của An luôn cao nhưng lúc này An bỗng thấy mình bé nhỏ, yếu kém. Chính điều này, khiến An nhìn nhận lại bản thân mình khi được đặt trong một hoàn cảnh có sự so sánh, tương tác với mọi người xung quanh. Đó là động lực, khiến một cậu công tử trở mình tỉnh giấc, thoát khỏi một cái khuôn để tự lập và trưởng thành hơn.

Trái với hoàn cảnh của An, Hoàng Thùy (sinh viên ĐH Sư phạm TP.HCM), ba mẹ ly dị khi Thùy còn nhỏ, hai mẹ con vất vả sống nương tựa vào nhau, Thùy luôn nhìn nhận cuộc sống một cách tiêu cực và không tin tưởng vào những giá trị hạnh phúc của cuộc sống. Lối sống lặng lẽ khiến Thùy cô đơn và tách biệt với bạn bè. Sau đó, Thùy đã mạnh dạn đăng ký tham gia Mùa hè xanh ở một trung tâm nhân đạo để phụ các cô bảo mẫu chăm sóc những em nhỏ mồ côi và khuyết tật… Suốt một tháng ấy, Thùy nhận ra hạnh phúc trong cuộc sống thật sự là những điều rất đơn giản và rất gần gũi. Hạnh phúc là những chiếc áo không bị rách, hạnh phúc là dòng sữa ngọt và bữa cơm ngon, hạnh phúc là chỉ cần được ẵm bồng trên tay không kể xa lạ của những em bé mồ côi. Cảm nhận tiếng khóc nấc của từng bé khi không được bồng bế hay ánh mắt níu kéo những bàn tay và hơi ấm xa lạ… Thùy chợt nhận ra mình thật hạnh phúc, chợt nhận ra mình cần phải trân trọng hơn hạnh phúc mình đang có và mở lòng hơn với các mối quan hệ xung quanh…


Sinh viên dy ch cho tr em nghèo trong chiến dch Mùa hè xanh. Ảnh: IT

Không hành đng s không bao gi trưng thành, không bt đu s không bao gi thu hiu, hưng v cng đng là cho mình cơ hi đ hiu bn thân, hiu v cuc sng… Bài hy đã đem đến nhng giá tr làm ngưi, nhng giá tr sng và nhng k năng sng ca ngưi thanh niên.

2.Thực tế cuộc sống nhiều trường hợp như An và Thùy có một sự thay đổi lớn trong quan điểm sống sau quá trình hướng về cộng đồng là một điều không hiếm. Thực tiễn cuộc sống luôn chứa đựng những bài học và những trải nghiệm sống động mà không phải bất cứ bài học nào trên giảng đường có thể đem lại. Khi con người hòa nhập vào những mối quan hệ khác nhau với những số phận và hoàn cảnh khác nhau sẽ có một tác động về mặt nhận thức khiến họ thay đổi thái độ và hành vi của mình. Họ sẽ hạnh phúc và thành đạt hơn theo một định hướng giá trị mới được tích lũy trong quá trình góp nhặt từ những trải nghiệm ấy. Trách nhiệm không phải là điều gì đó ràng buộc chúng ta, mà nó tạo điều kiện để ta có thể đạt được những gì ta mong muốn. Khi tham gia vào các hoạt động xã hội chính là cơ hội để bản thân mình hoàn thiện hơn và làm sâu sắc hơn những kiến thức đã được lĩnh hội ở nhà trường. Đồng thời, các hoạt động này sẽ là những cơ hội thử thách ý chí, bản lĩnh và điều chỉnh lại những khía cạnh nhân cách chưa được gọt giũa, chưa có cơ hội để được bồi đắp một cách đầy đủ hơn.

3.Tham gia vào các hoạt động cộng đồng không phải là sự ban ơn hay làm từ thiện mà đó thật sự là chiếc cầu nối dễ dàng nhất để chúng ta hòa nhập vào cuộc sống, giải mã cuộc sống để thông hiểu về chính bản thân mình, nhận ra vị trí của mình trong cuộc sống để ứng xử cho phù hợp. Tham gia vào các hoạt động cộng đồng, dù bất cứ với công việc gì, lớn hay nhỏ đều góp phần rèn luyện kỹ năng sống, đánh thức tinh thần trách nhiệm của mình với cộng đồng xã hội. Hướng về cộng đồng không mang ý nghĩa là cho đi những gì mà bản thân mỗi thanh niên sẽ nhận được những gì… Đó là những bài học không ngừng chảy của cuộc sống, bài học về cách sống, cách yêu thương và trân trọng những gì mình đang có. Khi nhìn nhận những khó khăn đang tồn tại, thanh niên mạnh dạn phấn đấu phát triển bản thân mình góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Không hành động sẽ không bao giờ trưởng thành, không bắt đầu sẽ không bao giờ thấu hiểu, hướng về cộng đồng là cho mình cơ hội để hiểu bản thân, hiểu về cuộc sống… Bài học ấy đã đem đến những giá trị làm người, những giá trị sống và những kỹ năng sống của người thanh niên.

Sơn Hunh

Bình luận (0)