Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Tuyển dụng giáo viên tại TP.HCM: Thí sinh, nhà trường và học sinh cùng được hưởng lợi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Qua năm th 2 áp dng Ngh đnh 115 vào công tác tuyn dng giáo viên ti TP.HCM, các thí sinh, nhà trưng ngày càng đánh giá cao tính minh bch, khách quan và s phù hp trong công tác t chc. Đc bit, s đi mi trong công tác tuyn dng đã không còn tình trng giáo viên… chê nhim s khi trúng tuyn.

Trao cơ hi cho mi ng viên, k c sinh viên va ra trưng

Tham gia thi tuyển vị trí giáo viên toán, Trường THPT Hùng Vương (Q.5), thí sinh Hoàng Minh Huy bày tỏ rất ấn tượng với cách thức tổ chức tuyển dụng viên chức ngành giáo dục của TP.HCM.

Anh cho biết, khi tham gia ứng tuyển, thí sinh sẽ sàng lọc qua 2 vòng. Trong đó vòng 1 thi luật và tiếng Anh. Thí sinh đạt 50% số điểm sẽ được bước tiếp vào vòng 2. Ở vòng 2 là vòng phỏng vấn, giám khảo sẽ đóng 2 vai trò: vừa là học sinh, vừa là nhà tuyển dụng, đặt các câu hỏi buộc ứng viên phải thể hiện được khả năng về kiến thức chuyên môn và phương pháp giảng dạy ở bộ môn của mình.

“Điều này cho thấy rằng để đứng ở vị trí giáo viên bộ môn giảng dạy, nếu chỉ có kiến thức chuyên môn không thì chưa đủ mà ứng viên còn phải có kỹ năng và phương pháp sư phạm, thể hiện được sự yêu nghề. Khi ứng viên thực hành xong, 2 giám khảo sẽ lần lượt nhận xét, góp ý về chuyên môn và phương pháp giảng dạy của mình qua phần thi mình vừa thể hiện, giúp thí sinh học hỏi được nhiều điều hay”, thí sinh Hoàng Minh Huy chia sẻ.

Đặc biệt, là thí sinh vừa mới “chân ướt chân ráo” ra trường đầu năm 2022 với bằng cấp liên thông từ cao đẳng liên thông lên đại học, chưa có kinh nghiệm giảng dạy, thí sinh Minh Huy cho rằng, cách thức tuyển dụng của TP.HCM đã trao cơ hội rất lớn cho thí sinh là sinh viên vừa ra trường, những thí sinh thậm chí chưa có kinh nghiệm giảng dạy… Công tác tuyển dụng đã đánh giá vào năng lực chuyên môn, phương pháp, kỹ năng giảng dạy như thế nào…, có phù hợp với vị trí mà mình muốn ứng tuyển hay không chứ không phải là chú trọng vào bằng cấp hay là kinh nghiệm như quan niệm xưa kia.

Tương tự, tham gia ứng tuyển vào vị trí giáo viên giáo dục công dân tại Trường THPT Đào Sơn Tây (TP.Thủ Đức), thí sinh Thều Thị Linh đánh giá, hình thức tổ chức tuyển dụng giáo viên của TP.HCM giúp lựa chọn được đúng giáo viên, đủ phẩm chất. Trong quá trình tuyển dụng, các giám khảo cũng góp ý cho thí sinh về phần này nên dạy thế nào, nội dung kiến thức đó đã dạy hợp lý hay chưa.

“Điều tôi thấy phấn khởi nhất trong công tác tuyển dụng của TP.HCM là thí sinh được lựa chọn đơn vị trường học mình muốn công tác. Bản thân tôi lựa chọn Trường THPT Đào Sơn Tây để thi tuyển vị trí giáo viên giáo dục công dân vì trường gần nhà và trường cũng phù hợp với mong muốn của tôi, vì thế khi trúng tuyển sẽ giúp bản thân giáo viên an tâm công tác”, thí sinh Thều Thị Linh bày tỏ.

Không còn chuyn ng viên… chê nhim s

Năm học 2022-2023, TP.HCM cần 296 giáo viên bậc THPT. Con số ứng viên đủ điều kiện tham gia thi tuyển vòng 2 là 483 thí sinh trong tổng số gần 1.000 thí sinh đăng ký dự thi.

Là đơn vị có nhu cầu tuyển dụng giáo viên trong lần tuyển dụng này, cô Hoàng Thị Hảo – Hiệu trưởng Trường THPT Đào Sơn Tây (TP.Thủ Đức) cho biết, việc hiệu trưởng/ hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn nhà trường được cùng ngồi “chấm” thí sinh trong vòng 2 – vòng phỏng vấn đã giúp nhà trường chọn lựa được thí sinh phù hợp nhất từ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy.

“Có bộ môn, nhu cầu tuyển dụng của trường chỉ có 1 giáo viên thôi nhưng có tới 3 thí sinh đủ điều kiện tham gia trong vòng 2. Khi được trực tiếp phỏng vấn thí sinh, nhà trường sẽ chọn được thí sinh có đủ năng lực, yêu cầu về chuyên môn, phù hợp với đặc thù học sinh nhà trường. Quan trọng nhất là với cách thức tổ chức tuyển dụng của TP.HCM thì các thí sinh khi lựa chọn trường tham gia dự tuyển là đã có sự tìm hiểu, đánh giá, cân nhắc kỹ càng. Do vậy, khi trúng tuyển là đúng với nguyện vọng, sở thích của thí sinh, hạn chế việc thí sinh… chê trường sau khi đã trúng tuyển”, cô Hoàng Thị Hảo phân tích.

Ông Tống Phước Lộc – Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, năm nay là năm thứ 2 TP.HCM thực hiện công tác tuyển dụng viên chức ngành giáo dục theo Nghị định 115 của Chính phủ, Thông tư 06 của Bộ Nội vụ. Tham gia thi tuyển, thí sinh sẽ trải qua 2 vòng: Vòng 1 thi trắc nghiệm kiến thức chung và ngoại ngữ, thí sinh sau khi thi xong sẽ biết kết quả. Vòng 2 thi thực hành kỹ năng nghề nghiệp.

So với năm trước, tỷ lệ thí sinh dự thi trong năm nay cao hơn do điều kiện đi lại thuận lợi. Đặc biệt, từ khi thành phố bỏ quy định về hộ khẩu trong tuyển dụng giáo viên thì đã thu hút được nhiều hơn thí sinh ở các tỉnh thành khác dự thi, thu hút được nhiều thí sinh giỏi, tăng sức cạnh tranh, nhất là ở các bộ môn như toán, lý, hóa tỷ lệ cạnh tranh rất cao.

“Năm thứ 2 thành phố áp dụng Nghị định 115 vào trong công tác tuyển dụng giáo viên, việc tuyển dụng giáo viên theo hình thức vấn đáp ở vòng 2, giám khảo là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường – là những người trực tiếp sử dụng lao động, nhận thấy việc tuyển dụng khá là sát sao, phù hợp. Do vậy ứng viên được tuyển dụng có chất lượng tốt, rất phù hợp với yêu cầu của mỗi đơn vị”, ông Lộc đánh giá.

Đặc biệt, theo Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD-ĐT TP.HCM, qua 2 năm tổ chức, nhận thấy các ứng viên trúng tuyển nhận nhiệm sở đầy đủ. Hầu như không còn tình trạng trúng nhưng không nhận nhiệm sở do khó khăn về điều kiện đi lại hoặc là trường trúng tuyển không phù hợp với ứng viên. Chỉ còn một số rất ít trường hợp ứng viên với điểm số thấp khi phân về những đơn vị trường xa thì một vài bạn bỏ nhiệm sở, song con số này không nhiều. Với cách thức đổi mới này, chính các đơn vị trường học sẽ được thụ hưởng đầu tiên và không ai khác học sinh sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất…”.

Bên cạnh đó, một trong những điểm mới nữa trong công tác tuyển dụng cho năm học 2022-2023 là Sở GD-ĐT TP.HCM đã phân cấp tuyển dụng cho 24 đơn vị. Trong đó là 17 đơn vị của năm học trước và 7 đơn vị được phân cấp mới (3 trường thực hiện chương trình chất lượng cao “Trường tiên tiến hội nhập quốc tế” và 4 trường khu vực Cần Giờ).

Theo ông Tống Phước Lộc, việc mở rộng trao quyền phân cấp tuyển dụng nhằm tăng sự chủ động cho các đơn vị. Cụ thể, với các trường tiên tiến thì theo mô hình đặc thù, giáo viên cũng đòi hỏi đặc thù hơn so với các trường khác. Do vậy, khi được trao quyền phân cấp tuyển dụng sẽ tăng sự chủ động tối đa cho hiệu trưởng, giúp tuyển chọn được những giáo viên phù hợp nhất với đặc thù đơn vị, đáp ứng được đòi hỏi của công tác giảng dạy.

“Việc thực hiện Chương trình GDPT 2018, TP.HCM không thiếu giáo viên. Nhu cầu tuyển dụng cho năm học 2022-2023 là 298 giáo viên và công tác tuyển dụng vẫn đáp ứng được. Thậm chí ở môn ngoại ngữ, tỷ lệ ứng viên đăng ký dự thi còn cao hơn nhu cầu. Chỉ trừ một số môn đặc thù như âm nhạc, mỹ thuật khó khăn hơn khi các trường có nhu cầu cao song số ứng viên đăng ký lại ít hơn so với nhu cầu. Tuy nhiên, Sở GD-ĐT cũng đã tính đến phương án cho các trường chủ động về nguồn giáo viên, có thể là hợp đồng thỉnh giảng hoặc là phương án chia sẻ giáo viên giữa các trường trong cụm để giải quyết những thiếu hụt này.

Riêng giáo viên ngoại ngữ 2, các trường cũng có nhu cầu song ứng viên đăng ký ít. Về lâu dài, Sở GD-ĐT sẽ kết hợp với các trường ĐH  như ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Sài Gòn và các trường có đào tạo ngoại ngữ 2 phù hợp để bổ sung kịp thời cho các nhà trường”, ông Tống Phước Lộc cho biết thêm.

Đ Giang Quân

ng viên, nhà trưng và c hc sinh đu đưc hưng li t cách thc t chc tuyn dng ti TP.HCM

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)