Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

“Tuyển dụng” máy quét phẳng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Quét được những mẫu cứng và dày, khả năng điều chỉnh màu phong phú, năng suất cao với giá cả dao động lớn… máy quét phẳng là lựa chọn của đa số người tiêu dùng

Hiện nay trên thị trường, máy quét có nhiều chủng loại như: quét phẳng (flat-bed scanner), quét ống (drum-scanner), loại đa năng tích hợp trong máy in, máy scan, máy fax… Trong đó, máy quét phẳng là phổ biển và phù hợp với đa số người dùng. Loại máy này có giá đỡ bài mẫu là mặt phẳng, thiết bị biến đổi ánh sáng thành tín hiệu điện là CCD, năng suất cao, có thể quét được những mẫu rất cứng và dày, khả năng điều chỉnh màu phong phú. Hiện, thị trường có một số máy quét sử dụng công nghệ CIS mới hơn, kích thước nhỏ gọn, ít tốn điện nhưng có chất lượng quét thấp hơn so với công nghệ CCD.

Thông số đặc trưng của máy quét là độ phân giải (số điểm ảnh trên 1 inch). Nhìn chung, độ phân giải càng cao thì chất lượng máy càng tốt, tùy nhu cầu sử dụng mà người tiêu dùng có thể chọn máy quét ảnh có độ phân giải tương ứng. Theo những người có kinh nghiệm, khi chọn mua máy quét cần phải quan tâm đến các yếu tố: độ sâu của hình ảnh, độ nhạy (cảm biến), chuẩn giao tiếp hay phần mềm đi kèm theo máy, chất lượng của hệ thống thấu kính và hệ thống cơ học…Tốc độ quét phụ thuộc vào tốc độ truyền tải dữ liệu từ máy quét vào máy tính. Độ sâu của hình ảnh (color depth) là lượng dữ liệu màu mà chiếc máy quét có thể nhận và lưu giữ. Độ sâu màu, được đo bằng đơn vị bpp, phổ biến nhất là từ 48 bit đến 96 bit.

Hiện nay, tất cả các máy quét đều được bán cùng với gói phần mềm kèm theo (CD driver), hỗ trợ người dùng trong việc quét hình ảnh, lấy ảnh từ máy quét và chuyển dữ liệu vào máy PC. Các phần mềm này còn cung cấp các chức năng biên tập ảnh vừa quét như chỉnh độ sáng, độ tương phản, loại bỏ hiệu ứng “mắt-đỏ”… Một số hãng còn cung cấp thêm các phần mềm chuyên nghiệp như Adobe Photoshop, Optical Character Recognition (OCR) dùng để quét tài liệu văn bản in và chuyển sang các file text trên máy tính. Nếu dùng máy thường xuyên, người tiêu dùng nên chú trọng đến các tính năng hỗ trợ như cuộn giấy khi scan, scan 2 mặt… Tối ưu nhất là loại máy có tính năng tạo thành file văn bản tiếng Việt, chỉnh sửa được nội dung. Giá của các loại máy quét có mức chênh lệch khá lớn, khoảng 2 đến 12 triệu đồng, tùy theo thương hiệu và chức năng, đa số bảo hành 12 tháng.

Ngoài ra, thị trường còn dòng máy scanner chuyên dụng cho các doanh nghiệp với những chức năng đặc biệt như: quét với tốc độ cao, giá từ 20-90 triệu đồng, quét khổ A3, có chức năng đặc biệt EPSON Expression 10000XL giá từ 63 triệu đồng, model CANON DR 5010C giá từ 63 triệu đồng, model CANON DR 9080C từ 130 triệu đồng…

Với các loại máy scanner thông thường bạn có thể tìm thấy ở các cửa hàng vi tính, siêu thị điện máy, nhưng với dòng sản phẩm mới hoặc có chức năng đặc biệt bạn nên đến nhà phân phối sản phẩm của các hãng sản xuất.

Khánh Tùng (Theo TNO)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)