Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Tuyển nóng, nhưng chưa bền

Tạp Chí Giáo Dục

LĐ vẫn "đỏ mắt" tìm việc, trong khi DN vẫn "mỏi mắt" chờ người. Ảnh: N.Lan

Tại các sàn giao dịch việc làm dù số lượng NTD và người tìm việc đông, nhưng hai bên vẫn "đỏ mắt" tìm nhau do cung, cầu "lệch pha".

Các DN ở  KCN, KCX tại các TP lớn đăng tuyển nhiều, nhưng bị "ế" do cường độ LĐ lớn mà tiền công, tiền lương trả cho LĐ  không tương xứng. DN "khát" LĐ, tuyển ồ ạt, nhưng LĐ vẫn không có việc ổn định, thu nhập bấp bênh.

Tuyển 200, nhận được 10
Cty Mai Động – Hai Bà Trưng, HN – rao tuyển hơn 150 CN và 40 cán bộ kỹ thuật, nhưng sau 1 tháng mới có khoảng 10 ứng viên được tuyển. Ông Nguyễn Đình Lam – phụ trách tuyển dụng – cho biết: "Yêu cầu Cty đưa ra không cao, tuy nhiên nhiều ứng viên trình độ tay nghề chưa vững lại đòi hỏi về lương, thưởng không hợp lý. Cty còn tuyển đến tháng 12 và vẫn chờ ứng viên có khả năng".
Cty phụ tùng xe máy Goshi – Thăng Long cần tuyển 500 LĐPT lương khởi điểm 1,3 triệu đồng/tháng kèm phụ cấp ăn trưa, nhưng hết phiên giao dịch việc làm tháng 9 tại Trung tâm Giới thiệu việc làm HN chỉ nhận được 8 hồ sơ.
Tại Bắc Ninh, giao dịch việc làm cũng khá "ảm đạm". Theo ông Bùi Hoàng Mai – Phó Trưởng ban Quản lý các KCN Bắc Ninh, hầu hết đều không tuyển đủ chỉ tiêu. Để minh chứng cho điều này, ông Mai lấy ví dụ, ngay cả tập đoàn lớn như Samsung tại KCN Bắc Ninh cần tới hơn 1.000 LĐ, nhưng mới chỉ tuyển được 400.
Sở dĩ người LĐ, nhất là LĐ ngoại tỉnh không mấy mặn mà với công việc vì mặt bằng thu nhập của LĐPT còn quá thấp. Đa số thu nhập của LĐPT ở các DN hiện dao động từ 1,5-1,9 triệu đồng/tháng, đã không đủ sức hút LĐPT vào làm việc, nhất là LĐ ngoại tỉnh.
Cần, nhưng không giữ
Để hút ƯV, phần lớn DN phải thay đổi phương án tuyển dụng, như chấp nhận hồ sơ photocopy, hoặc LĐ nào chưa chuẩn bị hồ sơ thì chỉ cần đăng ký tên tuổi, điện thoại liên lạc, khi nào đến Cty thi tuyển mới cần mang hồ sơ chính thức. Ngoài ra, có DN chỉ yêu cầu LĐPT học hết THCS, thay vì TN THPT.
Người LĐ sau khi được tuyển dụng sẽ được đào tạo ngay tại DN và vẫn được hưởng lương với thu nhập cơ bản từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/tháng, nếu làm việc tốt, LĐ có thể hưởng thu nhập xấp xỉ 2 triệu đồng/tháng. Với các LĐ ở tỉnh xa, một số đơn vị sản xuất còn sẵn sàng chi trả tiền ăn ở, điện nước tại nhà trọ.
Khát LĐ, trong khi nguồn LĐ dôi dư vẫn còn khá lớn ở nhiều địa phương là câu trả lời cho việc thiếu một chiến lược giữ chân LĐ, chưa tạo được sự gắn bó bền vững giữa doanh nghiệp và người LĐ. Tình trạng đua nhau tuyển LĐ vào cùng thời điểm khiến cho cầu vượt cung.
Theo dự báo của các chuyên gia LĐ, đến sau Tết Nguyên đán –  2009, thị trường LĐ sẽ căng thẳng hơn. Vì vậy, DN nào biết giữ chân NLĐ bằng cách nâng thu nhập, tăng phúc lợi đảm bảo đời sống để họ yên tâm gắn bó, DN đó sẽ ổn định được SXKD.

Theo nld

Bình luận (0)