Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Tuyển sinh 10 tại TP.HCM: Cân nhắc thấu đáo trước khi điều chỉnh nguyện vọng

Tạp Chí Giáo Dục

“T l chi vào cùng mt trưng THPT cao, tâm lý đ xô điu chnh nguyn vng (NV) ca ph huynh khiến mc ch trưng này gim xung nhưng li kéo mc ch trưng khác tăng lên, đôi khi là nguyên nhân chính khiến hc sinh vut mt cơ hi đu vào trưng mà các em yêu thích”, cô Trn Th Ngc Minh (giáo viên ch nhim lp 9/4 Trưng THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thnh) nhn mnh.


Trong bu
i hp ph huynh hc sinh lp 9 ti Trưng THCS Lê Văn Tám, giáo viên ch nhim đã lưu ý ph huynh cách thay đi nguyn vng sao cho phù hp

Theo quy định của Sở GD-ĐT TP.HCM, ngay sau khi sở công bố số liệu đăng ký NV1 vào 114 trường THPT trên địa bàn thành phố, từ ngày 5 đến 10-5, học sinh lớp 9 được phép điều chỉnh NV đã đăng ký. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường THCS khẳng định, việc chỉ nhìn vào tỷ lệ chọi để điều chỉnh, thay đổi NV mà không có sự cân nhắc hướng đến tính phù hợp sẽ làm gia tăng mức chọi ảo, tạo ra thêm áp lực cho học sinh.

Tránh tâm lý… hên xui

Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp 9, cô Trần Thị Ngọc Minh cho hay, thông thường khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố số liệu NV1, nhiều phụ huynh liền thay đổi NV cho con khi tính toán mức tỷ lệ chọi lớn, hoặc có số ít phụ huynh kiên định không thay đổi NV để “chờ ăn may” nhưng tâm trạng luôn thấp thỏm, bất an. “Cả hai trường hợp đều có thể trở thành những sai lầm trong câu chuyện điều chỉnh NV thi tuyển sinh lớp 10 công lập. Việc điều chỉnh NV được xem như là cơ hội cuối cùng để học sinh một lần nữa nhìn nhận lại năng lực học tập, cân đối lại sức học và các điều kiện đi cùng từ khoảng cách di chuyển, môi trường học tập đến sở thích, nhằm tăng khả năng trúng tuyển cao nhất vào trường THPT mà các em coi là lý tưởng. Như vậy, nếu cơ hội này không được xem xét, cân nhắc một cách thấu đáo thì có thể sẽ trở thành nguyên nhân tước đi cơ hội cuối cùng của học sinh”, cô Minh nhấn mạnh.

Nhắc lại những câu chuyện “dở khóc, dở cười” sau mỗi mùa tuyển sinh, thầy Nguyễn Văn An (Hiệu trưởng Trường THCS Tăng Bạt Hổ, Q.4) cho biết mỗi năm khi biết kết quả thi tuyển sinh, rất nhiều phụ huynh tìm đến trường khóc lóc, thậm chí là năn nỉ để xin được điều chỉnh lại NV, đa phần trong số đó là những học sinh giỏi. “Sai lầm nằm ở chỗ phụ huynh đã không thực sự tự tin vào năng lực học tập của con mình nên không tận dụng hiệu quả khoảng thời gian điều chỉnh NV. Nhiều phụ huynh chỉ thấy mức tỷ lệ chọi lớn, lo lắng mức điểm chuẩn cao đã hốt hoảng đổi NV cho con, dẫn đến khi biết kết quả lại hối hận”, thầy An nói. Không chỉ thiếu tự tin, một thực tế nữa dẫn đến sai lầm trong điều chỉnh NV, theo thầy An, đó là phụ huynh chỉ nhìn vào kết quả điểm số các bài kiểm tra trên lớp nên ảo tưởng con mình học giỏi, có thể “chinh chiến trên mọi chiến trường”. Từ sự ảo tưởng này thành ra đăng ký những NV “trên trời”, đổi NV cũng không phù hợp, đặt học sinh vào tình trạng “tòng teng đu dây điện”. “Áp lực đặt lên vai không ai khác chính là học sinh khi phải gồng mình chạy đến những cái đích mà các em không phù hợp, bản thân các em đôi khi cũng không mong muốn. Thực tế, các bài kiểm tra trên lớp kiến thức chỉ ở mức phân loại thấp. Còn đề thi tuyển sinh thì khác, mang tính phân loại cao để chọn lọc. Thậm chí, khi điểm kiểm tra trên lớp được 10 thì “ra chiến trường” chỉ được 6-7 là cao”, thầy An nhìn nhận.

Tâm lý “cố đấm ăn xôi” cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sai lầm khi thay đổi NV được cô Lê Thị Lệ Tâm (Hiệu trưởng Trường THCS Dương Văn Thì, TP.Thủ Đức) chỉ ra. Cô Tâm cho biết khi phụ huynh vẫn còn tâm lý kỳ vọng quá nhiều vào con, đăng ký các NV cao hơn năng lực của con thì sự “lệch pha” là không thể tránh khỏi. Dù không phải là tất cả nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ phụ huynh không nhìn nhận ra năng lực học của con để rồi lựa chọn các NV vượt quá sức. Đa số phụ huynh chỉ nhìn vào điểm số của con ở trường mà đánh giá sức học của con, từ đó việc điều chỉnh NV sẽ là “cố đấm ăn xôi”, đặt con vào tâm lý… hên xui.

Đã tính toán k thì không điu chnh nguyn vng

Theo cô Nguyễn Thị Linh Trang (Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.11), ban đầu khi đưa ra quyết định lựa chọn NV, phụ huynh và học sinh đã được nhà trường, giáo viên chủ nhiệm tư vấn rất kỹ. Vì thế, nếu như những NV đăng ký đã thỏa mãn các tiêu chí về điều kiện học tập, thuận lợi trong quãng đường di chuyển, phù hợp với năng lực học tập và đã có sự tham khảo chỉ tiêu của trường một cách rõ ràng thì phụ huynh và học sinh không nên thay đổi NV. “Việc thay đổi NV chỉ nên thực hiện đối với các trường hợp học sinh đăng ký chọn trường theo sở thích, theo xu hướng của ba mẹ, bạn bè chứ không phải theo năng lực; chưa tham khảo, phân tích kỹ số liệu chỉ tiêu của các trường; trường chọn có số liệu đăng ký tăng cao, nhảy vọt ngoài dự đoán… Khi thay đổi, phụ huynh và học sinh cần phải đánh giá lại năng lực học tập và NV trường được chọn để có sự điều chỉnh hợp lý, hiệu quả”, cô Trang nêu rõ.

Để tận dụng hiệu quả nhất cơ hội cuối cùng này, cô Trần Thị Ngọc Minh cho rằng trước khi nghĩ đến việc điều chỉnh NV, phụ huynh hãy ngồi lại cùng con đánh giá thật tổng quát một lần nữa năng lực học tập ở 3 môn ngữ văn, toán và ngoại ngữ. Việc đánh giá này phải dựa trên quá trình học tập suốt năm lớp 9 và xa hơn là cả 4 năm THCS chứ không chỉ nhìn vào kết quả của các bài kiểm tra gần đây. “Nhìn lại năng lực, soi chiếu một lần nữa với điểm chuẩn trong vài năm trở lại đây của các trường THPT đã đăng ký, tham khảo thêm ý kiến từ giáo viên chủ nhiệm để có sự bao quát hơn về năng lực học tập của con. Phụ huynh và học sinh chỉ nên thay đổi NV đã đăng ký khi năng lực học tập của quá “lệch” so với mức điểm chuẩn hàng năm của trường, đừng chỉ quan tâm vào tỷ lệ chọi”, cô Minh lưu ý.

Nhìn nhận tâm lý hoang mang khi tỷ lệ chọi tăng cao là bình thường, song thầy Nguyễn Văn An nhấn mạnh, không nên vì tâm lý hoang mang mà điều chỉnh NV một cách ồ ạt. “Mấu chốt trong điều chỉnh NV vẫn phải dựa vào năng lực học tập của học sinh. Nếu đã chắc chắn, tính toán kỹ với các NV ban đầu thì không nên điều chỉnh NV1, các em hãy tự tin với lựa chọn của mình và cố gắng thi đạt kết quả tốt. Nếu tỷ lệ chọi trong NV1 quá cao, phụ huynh và học sinh có thể tính toán cân nhắc điều chỉnh ở NV2, NV3 song vẫn phải dựa vào năng lực và các điều kiện về khoảng cách địa lý, điều kiện học tập”, thầy An khuyên.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)