Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Tuyển sinh 10 tại TP.HCM: Đổi mới theo hướng tăng cường tính thực tế

Tạp Chí Giáo Dục

Vi “chìa khóa” là n đnh, to tâm thế t tin, không gây áp lc cho hc sinh và ph huynh, k thi tuyn sinh lp 10 công lp năm 2021 ti TP.HCM cơ bn s không có nhiu thay đi. D kiến, k thi s din ra vào đu tháng 6, tuy nhiên, trong bi cnh dch Covid-19 như hin nay, S GD-ĐT TP.HCM đã xây dng kch bn, ch đng ng phó vi dch bnh.

450
Giáo viên hưng dn hc sinh lp 9/6 Trưng THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thnh) trong gi hc môn tiếng Anh

Tính ổn định của kỳ thi thể hiện ở việc ổn định số môn thi, cấu trúc bài thi, hàm lượng kiến thức trong đề thi từng môn. Trong khi đó, điểm mới của kỳ thi là tiếp tục được đổi mới trong cách ra đề theo hướng tăng cường tính vận dụng, giải quyết các vấn đề thực tiễn. Riêng môn tiếng Anh, đề sẽ tăng thêm số câu, tăng thời gian làm bài thi.

n đnh ch tiêu tuyn sinh ca tng trưng THPT

Trong vài năm trở lại đây, ngành GD-ĐT TP.HCM đã thực hiện rất tốt công tác phân luồng học sinh sau THCS theo đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Theo lộ trình từng năm, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại TP.HCM đã từng bước phân luồng, đưa 30% học sinh sau THCS rẽ sang hướng học nghề, học TC nghề, học GDTX…; chỉ 70% học sinh tiếp tục theo học tại các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố. “Năm 2021, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại TP.HCM vẫn sẽ giữ ổn định tính phân luồng như mọi năm. Như vậy, theo tính toán, năm nay tổng số học sinh lớp 9 của thành phố là trên 90 ngàn thì cơ bản sẽ có khoảng 27 ngàn buộc phải rẽ sang các hướng học khác. Đề thi cũng sẽ ra theo hướng phân hóa, chọn lọc học sinh, đảm bảo tính phân luồng”, ông Nguyễn Văn Hiếu (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) khẳng định.

Về chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định, chỉ tiêu năm nay sẽ không tăng, vừa đảm bảo tính phân luồng, vừa đảm bảo điều kiện học tập và rèn luyện tốt nhất cho học sinh. “Cơ bản chỉ tiêu từng trường THPT sẽ phụ thuộc vào số học sinh lớp 12 ra trường, đảm bảo số phòng, số lớp. Đa số trường THPT đều ổn định đầu ra lớp 12, do vậy chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 sẽ không tăng, theo định hướng phân luồng”, ông Hiếu cho hay.

Về thời gian diễn ra kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết với hiệu quả chống dịch tốt của thành phố như hiện nay, nếu không có gì thay đổi, kỳ thi sẽ diễn ra vào đầu tháng 6 như mọi năm. Tuy nhiên, thời gian thi sẽ còn tùy thuộc vào dịch bệnh Covid-19 cũng như kế hoạch thi THPT của Bộ GD-ĐT. Ngành GD-ĐT TP.HCM cũng đã xây dựng kế hoạch nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp. Về nội dung, cấu trúc đề thi, ông Hiếu thông tin, kỳ thi sẽ gồm 3 môn: Ngữ văn, toán và tiếng Anh; nội dung kiến thức 3 môn vẫn giữ ổn định như các năm trước, nằm trong chương trình THCS và chủ yếu trong chương trình lớp 9. Cấu trúc đề thi gần như không thay đổi. Thời gian thi sẽ giữ nguyên ở 2 môn ngữ văn và toán – mỗi môn 120 phút. Riêng môn tiếng Anh sẽ tăng lên 90 phút và tăng số câu từ 36 lên 40 câu.

Tăng cưng tính thc tin, năng lc vn dng ca hc sinh

Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, tính đổi mới trong đề thi sẽ là tăng cường tính thực tế, năng lực vận dụng và giải quyết vấn đề của học sinh, đặc biệt là ở môn toán và môn tiếng Anh. Ở môn ngữ văn, đề thi vẫn theo cấu trúc quen thuộc như các năm trước, song tăng cường khả năng đọc hiểu, phân tích văn bản của học sinh.

“Cơ bn ch tiêu tng trưng THPT s ph thuc vào s hc sinh lp 12 ra trưng, đm bo s phòng, s lp. Đa s trưng THPT đn đnh đu ra lp 12, do vy ch tiêu tuyn sinh vào lp 10 s không tăng, theo đnh hưng phân lung”, ông Nguyn Văn Hiếu (Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM)  cho hay.

Trong môn toán, đề thi vẫn thực hiện theo lộ trình đổi mới thực tế, vận dụng việc học vào thực tiễn. Các năm đầu tiên việc đổi mới này có thể gây khó khăn cho học sinh và giáo viên, nhưng hiện nay tính thực tế đã được giáo viên và học sinh làm quen trong quá trình giảng dạy bài học hàng ngày. “Thực chất các bài toán thực tế dễ hơn các bài toán cổ điển, khuôn mẫu trước đây. Bởi các bài toán cổ điển trước đây rất hóc búa, học sinh phải luyện đi luyện lại nhiều lần và có những mẹo mới có thể giải được các bài toán khó. Đối với việc đổi mới hiện nay, đề thi toán sẽ có tính phân hóa để tuyển được học sinh giỏi vào các trường top trên, tuy nhiên, đa số vẫn là vận dụng kiến thức toán cơ bản để giải quyết các vấn đề cuộc sống, tiến tới việc học toán là để vận dụng vào cuộc sống”, ông Hiếu nhấn mạnh. Cũng theo ông Hiếu, nội dung và hình thức các môn thi không thay đổi, song cấu trúc đề thi dự kiến thay đổi ở môn ngoại ngữ để nâng tầm quan trọng của môn ngoại ngữ trong trường phổ thông. “Trước đây môn ngữ văn và toán quyết định đến việc xếp loại học sinh. Ví dụ, học sinh đạt điểm trung bình từ 5 trở lên, trong đó có ngữ văn và toán thì được công nhận học sinh trung bình; tương tự với học sinh giỏi thì điểm trung bình từ 8 trở lên, trong đó có ngữ văn và toán. Hiện nay, trong Thông tư 27 của Bộ GD-ĐT về đánh giá học sinh trung học, bộ cho phép có ngữ văn, toán hoặc ngoại ngữ, tức là một trong 3 môn đó trên 8 điểm là được loại giỏi. Như vậy, vai trò của môn ngoại ngữ đã được đánh giá ngang như các môn toán, ngữ văn. Bên cạnh đó, thời lượng học môn ngoại ngữ bậc THPT bằng với thời lượng học môn ngữ văn và toán, 105 tiết/năm. “Cũng sẽ có một vài thay đổi nữa liên quan đến vấn đề này, Sở GD-ĐT sẽ trình UBND TP, nếu được thông qua sẽ ban hành vào giữa tháng 3”, ông Hiếu cho biết.

Chia sẻ về các điểm mới cũng như phương pháp ôn tập môn tiếng Anh, ông Trần Đình Nguyễn Lữ (chuyên viên môn tiếng Anh, Sở GD-ĐT TP.HCM) cho hay, đề thi tiếng Anh dù tăng thời lượng cũng như tăng số câu song kiến thức không thay đổi, nằm hoàn toàn trong chương trình THCS, đặc biệt là chương trình lớp 9. Bốn câu tăng cường có thể được tính toán rơi vào phần bài đọc hiểu hoặc bất kỳ phần kiến thức nào trong đề thi, chỉ ở mức đơn giản, là chia nhỏ lượng kiến thức chứ không tăng thêm kiến thức. “Đề thi môn tiếng Anh năm nay sẽ được tiếp tục đổi mới theo hướng chú trọng từ vựng, về ngữ pháp chỉ xoay quanh các cấu trúc quen thuộc. Như vậy, để có thể làm tốt bài thi, học sinh phải rèn cho mình năng lực sử dụng từ vựng, khả năng áp dụng, vận dụng từ vựng vào trong thực tế chứ không cứng nhắc, rập khuôn”, ông Lữ cho biết.

Đối với các câu hỏi mang tính thực tế, hình ảnh trong đề thi, ông Lữ cho biết sẽ vẫn là các hình ảnh quen thuộc mà học sinh từng gặp trong cuộc sống, nhằm tăng cường hơn nữa khả năng quan sát, phân tích và đặc biệt là vận dụng, gắn môn học với thực tế cuộc sống. “Các em cứ ôn tập, rèn luyện, nắm chắc các kiến thức trong chương trình học. Học ngoại ngữ theo hướng vận dụng vào thực tế chứ không học vẹt, học thuộc”, ông Lữ chia sẻ.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)