Một số giải pháp trong khâu xét tuyển đã được Bộ GDĐT đưa ra trong mùa tuyển sinh này, để giúp thí sinh có nhiều cơ hội trúng tuyển hơn và nâng cao chất lượng đầu vào của các trường.
Thêm 5 ngày nộp hồ sơ ĐKXT NV 2, NV 3
Theo thông tin mới nhất từ Bộ GDĐT được ông Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – cho biết, thời gian nộp hồ sơ nguyện vọng (NV) 2, NV 3 kéo dài hơn 5 ngày so với quy định của những năm trước để không bị ùn tắc, gây khó khăn cho các trường khi nhận hồ sơ (tổng thời gian là 20 ngày).
Theo thông tin mới nhất từ Bộ GDĐT được ông Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – cho biết, thời gian nộp hồ sơ nguyện vọng (NV) 2, NV 3 kéo dài hơn 5 ngày so với quy định của những năm trước để không bị ùn tắc, gây khó khăn cho các trường khi nhận hồ sơ (tổng thời gian là 20 ngày).
Sau thi là nộp – rút hồ sơ nguyện vọng 2 – 3. ảnh: giang huy |
Theo quy định của Bộ GDĐT, trong các đợt xét tuyển năm nay hằng ngày các trường nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) của thí sinh (TS) và công bố công khai thông tin về hồ sơ ĐKXT NV 2, NV 3 của TS trên trang web của trường. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: Nhận hồ sơ, cập nhật thông tin hồ sơ từng ngày, công bố công khai các thông tin về hồ sơ ĐKXT của TS…
Nhận xét về quy định này, ông Nguyễn Kim Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia HN) – cho rằng, ý nghĩa của việc này là công khai minh bạch, quan trọng nhất là giúp TS đạt được nguyện vọng hợp mức điểm của họ, rộng mở cơ hội cho TS. Tuy nhiên, sẽ có khó khăn cho nhà trường bởi công việc này khá phức tạp. Việc trước mắt của trường là cần phải chuẩn bị thêm nhân lực, có phần mềm để cập nhật số liệu hồ sơ, tổng kết hằng ngày rồi hằng sáng đưa lên trang web.
Không hạn chế số lần rút hồ sơ ĐKXT
Một quy định nữa các trường sẽ phải thực hiện trong mùa tuyển sinh này là tạo điều kiện cho TS được nộp – rút hồ sơ ĐKXT nhiều lần trong mỗi đợt xét tuyển. Ông Nguyễn Quang Kim – Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi – nhận xét, nhiều năm nay cơ sở tại Hà Nội của trường không xét tuyển NV 2 hệ đại học mà chỉ có hệ cao đẳng. Trường luôn tạo điều kiện rút hồ sơ ĐKXT dễ dàng cho các TS có nhu cầu, vì chỉ muốn tuyển những TS thực sự tha thiết với trường, nếu không các em cũng khó theo học tới cùng. Ông Kim cũng nhận xét rằng, nếu riêng việc rút hồ sơ thì đã dễ, mà khó khăn nằm trong khâu xử lý hồ sơ NV 2, vì mức độ ảo của NV 2 cao hơn NV 1. Nếu không ước lượng được sẽ dẫn tới tình trạng phải tuyển NV 3.
Ông Vũ Văn Hoá – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ – cũng cho biết, thực ra từ trước nhà trường đã cho TS rút hồ sơ NV 2, NV 3. Đây là một cách bảo đảm quyền lợi cho TS. Tuy nhiên, theo ông Hoá, việc cho rút hồ sơ cũng khá tốn công quản lý, theo dõi sát vì hồ sơ vừa được nộp trực tiếp, vừa qua đường bưu điện. Việc lục hồ sơ đã nộp vài ngày ra để trả lại cũng rất mất thời gian, trường ít không sao, trường nào tới chục ngàn hồ sơ thì rất vất vả. Ông Hoá chỉ có băn khoăn ở điểm phiếu số 2 sẽ được xử lý như thế nào khi đã được ghi tên trường đăng ký xét lần đầu trong đó?
Về vấn đề này, theo ông Ngô Kim Khôi, TS đạt qua mức điểm sàn của bộ sẽ có giấy chứng nhận kết quả thi số 1 và số 2 đóng dấu đỏ của trường. Nếu sau khi nộp hồ sơ ĐKXT NV 2, NV 3, TS thấy rằng khả năng trúng tuyển NV 2, NV 3 không cao có thể xin nhà trường rút ra nộp vào trường khác.
Cụ thể, nếu đã sử dụng hai giấy chứng nhận này trong quá trình nộp hồ sơ vào 2 trường, TS muốn rút hồ sơ để nộp vào trường thứ ba, thì trong mỗi giấy chứng nhận kết quả thi sẽ có in thêm phần để TS khai các nội dung đăng ký vào trường thứ ba. Nếu TS tiếp tục muốn rút hồ sơ và nộp lần thứ tư, thứ năm thì chỉ cần nộp kèm theo giấy chứng nhận kết quả thi kèm một đơn đăng ký nguyện vọng của mình vào các trường, chứ không được tẩy xoá phần đã ghi rồi.
TS được rút hồ sơ ĐKXT đã nộp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu thời hạn nộp hồ sơ của mỗi đợt ĐKXT. Tuy nhiên, 5 ngày cuối trước khi công bố kết quả trúng tuyển NV 2, NV 3 thì TS không được rút lại hồ sơ. TS trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho người khác đến trường để rút hồ sơ ĐKXT đã nộp. Trong trường hợp ủy quyền, TS phải viết giấy ủy quyền và người được ủy quyền đến rút hồ sơ ĐKXT phải mang theo giấy ủy quyền kèm giấy chứng minh nhân dân của mình. Lệ phí ĐKXT của TS rút hồ sơ ĐKXT đã nộp do hiệu trưởng các trường xem xét quyết định và công bố công khai.
Nhận xét về quy định này, ông Nguyễn Kim Sơn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia HN) – cho rằng, ý nghĩa của việc này là công khai minh bạch, quan trọng nhất là giúp TS đạt được nguyện vọng hợp mức điểm của họ, rộng mở cơ hội cho TS. Tuy nhiên, sẽ có khó khăn cho nhà trường bởi công việc này khá phức tạp. Việc trước mắt của trường là cần phải chuẩn bị thêm nhân lực, có phần mềm để cập nhật số liệu hồ sơ, tổng kết hằng ngày rồi hằng sáng đưa lên trang web.
Không hạn chế số lần rút hồ sơ ĐKXT
Một quy định nữa các trường sẽ phải thực hiện trong mùa tuyển sinh này là tạo điều kiện cho TS được nộp – rút hồ sơ ĐKXT nhiều lần trong mỗi đợt xét tuyển. Ông Nguyễn Quang Kim – Hiệu trưởng Trường ĐH Thủy lợi – nhận xét, nhiều năm nay cơ sở tại Hà Nội của trường không xét tuyển NV 2 hệ đại học mà chỉ có hệ cao đẳng. Trường luôn tạo điều kiện rút hồ sơ ĐKXT dễ dàng cho các TS có nhu cầu, vì chỉ muốn tuyển những TS thực sự tha thiết với trường, nếu không các em cũng khó theo học tới cùng. Ông Kim cũng nhận xét rằng, nếu riêng việc rút hồ sơ thì đã dễ, mà khó khăn nằm trong khâu xử lý hồ sơ NV 2, vì mức độ ảo của NV 2 cao hơn NV 1. Nếu không ước lượng được sẽ dẫn tới tình trạng phải tuyển NV 3.
Ông Vũ Văn Hoá – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ – cũng cho biết, thực ra từ trước nhà trường đã cho TS rút hồ sơ NV 2, NV 3. Đây là một cách bảo đảm quyền lợi cho TS. Tuy nhiên, theo ông Hoá, việc cho rút hồ sơ cũng khá tốn công quản lý, theo dõi sát vì hồ sơ vừa được nộp trực tiếp, vừa qua đường bưu điện. Việc lục hồ sơ đã nộp vài ngày ra để trả lại cũng rất mất thời gian, trường ít không sao, trường nào tới chục ngàn hồ sơ thì rất vất vả. Ông Hoá chỉ có băn khoăn ở điểm phiếu số 2 sẽ được xử lý như thế nào khi đã được ghi tên trường đăng ký xét lần đầu trong đó?
Về vấn đề này, theo ông Ngô Kim Khôi, TS đạt qua mức điểm sàn của bộ sẽ có giấy chứng nhận kết quả thi số 1 và số 2 đóng dấu đỏ của trường. Nếu sau khi nộp hồ sơ ĐKXT NV 2, NV 3, TS thấy rằng khả năng trúng tuyển NV 2, NV 3 không cao có thể xin nhà trường rút ra nộp vào trường khác.
Cụ thể, nếu đã sử dụng hai giấy chứng nhận này trong quá trình nộp hồ sơ vào 2 trường, TS muốn rút hồ sơ để nộp vào trường thứ ba, thì trong mỗi giấy chứng nhận kết quả thi sẽ có in thêm phần để TS khai các nội dung đăng ký vào trường thứ ba. Nếu TS tiếp tục muốn rút hồ sơ và nộp lần thứ tư, thứ năm thì chỉ cần nộp kèm theo giấy chứng nhận kết quả thi kèm một đơn đăng ký nguyện vọng của mình vào các trường, chứ không được tẩy xoá phần đã ghi rồi.
TS được rút hồ sơ ĐKXT đã nộp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu thời hạn nộp hồ sơ của mỗi đợt ĐKXT. Tuy nhiên, 5 ngày cuối trước khi công bố kết quả trúng tuyển NV 2, NV 3 thì TS không được rút lại hồ sơ. TS trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho người khác đến trường để rút hồ sơ ĐKXT đã nộp. Trong trường hợp ủy quyền, TS phải viết giấy ủy quyền và người được ủy quyền đến rút hồ sơ ĐKXT phải mang theo giấy ủy quyền kèm giấy chứng minh nhân dân của mình. Lệ phí ĐKXT của TS rút hồ sơ ĐKXT đã nộp do hiệu trưởng các trường xem xét quyết định và công bố công khai.
Việc xét tuyển được thực hiện trong 3 đợt theo thời hạn quy định như sau: – Đợt 1: Các trường công bố điểm trúng tuyển NV 1 chậm nhất là ngày 20.8. Các trường nhận hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT đợt 2 (NV 2) và đợt 3 (NV 3) của TS nộp theo thời hạn sau: – Đợt 2: Từ ngày 25.8 đến 17h ngày 15.9. – Đợt 3: Từ ngày 20.9 đến 17h ngày 10.10. |
Ngân Anh / Lao Đông
Bình luận (0)