Bộ GDĐT dự định giao các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc xét tuyển trong kỳ tuyển sinh năm 2012, cụ thể là không có quy định về số đợt xét tuyển NV2, NV3 và mốc thời gian xét tuyển mỗi đợt.
Lợi cho thí sinh
Theo dự kiến của bộ, kỳ thi tuyển sinh năm 2012 sẽ không có quy định về số đợt xét tuyển NV2, NV3 và mốc thời gian xét tuyển mỗi đợt. Cụ thể là: Thí sinh được nộp nhiều hồ sơ xét tuyển. Thí sinh được phát một giấy chứng nhận kết quả thi và có thể sử dụng bản sao của giấy này để đăng ký vào nhiều trường khác nhau. Khi trúng tuyển và quyết định nhập học tại một trường nào đó, thí sinh sẽ sử dụng bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi để nộp cho trường. Các trường xác định điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn và không vượt chỉ tiêu các trường đã xác định. Việc xét tuyển được kéo dài đến hết ngày 31.12.2012.
Theo giải thích từ lãnh đạo Bộ GDĐT, quy định mới này sẽ tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội hơn trong xét tuyển, đồng thời các trường cũng sẽ tuyển được những thí sinh có kết quả thi cao, nâng cao chất lượng đầu vào. Có thể khi áp dụng hình thức xét tuyển mới này thì thí sinh “ảo” sẽ tăng, nhưng các trường có thể giải quyết bằng cách tuyển nhiều đợt. Về ảnh hưởng tới công tác dạy học, thì do hiện nay các trường đào tạo theo học chế tín chỉ nên có thể tiếp tục tuyển sinh nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu mà không bị ảnh hưởng nhiều.
Ông Bùi Đức Hiền – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Điện lực nhận xét: “Phương án đổi mới xét tuyển này có lợi cho thí sinh, có lợi cho những trường khó tuyển sinh”. Ông Hiển cũng cho rằng không quá lo ngại về chuyện thí sinh “ảo”. Ông Lê Trọng Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ Địa chất cũng cho rằng phương án này của bộ có lợi cho thí sinh, “nhưng tôi nghĩ các trường sẽ phải tính toán cẩn thận vì nhiều thí sinh “ảo”. Thận trọng hơn, ông Vũ Minh Giang – Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, phương án này cần phải có nhiều thảo luận xem diễn biến thế nào trước khi quyết định có áp dụng hay không.
Nhóm dưới vẫn…không vui
Theo nhận định của nhiều người làm công tác tuyển sinh lâu năm, đổi mới này sẽ không ảnh hưởng gì trong tuyển sinh đối với các trường “nhóm trên” và "nhóm giữa". Đối tượng bị tác động nhiều nhất là các trường “nhóm dưới”.
Ông Lê Công Huỳnh – Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây nhận xét phương án này đem lại nhiều đổi mới, nhưng cũng có thể gặp cả khó khăn trong việc tuyển sinh. Theo ông Huỳnh, khi bộ công bố điểm sàn tức là đã xác định nguồn tuyển, nhưng 3 năm gần đây các trường ngoài công lập đều thiếu nguồn. Đổi mới cách xét tuyển phải đi liền với tạo cho các trường nguồn tuyển, nếu cho mở trường mà không có sinh viên để dạy thì trường sẽ chết non.
Lãnh đạo một trường đại học ngoài công lập khác cũng cho rằng cách này của bộ trên thực tế không giải quyết được việc không tuyển được thí sinh của các trường nhóm dưới. Năm 2011 bộ đã cho phép kéo dài việc xét tuyển đến giữa tháng 10, nhưng các trường vẫn không thể tuyển nổi do không có thí sinh chứ không phải thí sinh đang bận “chạy” chỗ khác. Theo ông này, với các trường khó tuyển bộ nên xem xét tới giải pháp hạ điểm sàn chứ không cần tới việc kéo dài thời gian xét tuyển tới tận cuối năm.
Theo dự kiến của bộ, kỳ thi tuyển sinh năm 2012 sẽ không có quy định về số đợt xét tuyển NV2, NV3 và mốc thời gian xét tuyển mỗi đợt. Cụ thể là: Thí sinh được nộp nhiều hồ sơ xét tuyển. Thí sinh được phát một giấy chứng nhận kết quả thi và có thể sử dụng bản sao của giấy này để đăng ký vào nhiều trường khác nhau. Khi trúng tuyển và quyết định nhập học tại một trường nào đó, thí sinh sẽ sử dụng bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi để nộp cho trường. Các trường xác định điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm sàn và không vượt chỉ tiêu các trường đã xác định. Việc xét tuyển được kéo dài đến hết ngày 31.12.2012.
Theo giải thích từ lãnh đạo Bộ GDĐT, quy định mới này sẽ tạo điều kiện cho thí sinh có nhiều cơ hội hơn trong xét tuyển, đồng thời các trường cũng sẽ tuyển được những thí sinh có kết quả thi cao, nâng cao chất lượng đầu vào. Có thể khi áp dụng hình thức xét tuyển mới này thì thí sinh “ảo” sẽ tăng, nhưng các trường có thể giải quyết bằng cách tuyển nhiều đợt. Về ảnh hưởng tới công tác dạy học, thì do hiện nay các trường đào tạo theo học chế tín chỉ nên có thể tiếp tục tuyển sinh nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu mà không bị ảnh hưởng nhiều.
Ông Bùi Đức Hiền – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Điện lực nhận xét: “Phương án đổi mới xét tuyển này có lợi cho thí sinh, có lợi cho những trường khó tuyển sinh”. Ông Hiển cũng cho rằng không quá lo ngại về chuyện thí sinh “ảo”. Ông Lê Trọng Thắng – Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Mỏ Địa chất cũng cho rằng phương án này của bộ có lợi cho thí sinh, “nhưng tôi nghĩ các trường sẽ phải tính toán cẩn thận vì nhiều thí sinh “ảo”. Thận trọng hơn, ông Vũ Minh Giang – Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng, phương án này cần phải có nhiều thảo luận xem diễn biến thế nào trước khi quyết định có áp dụng hay không.
Nhóm dưới vẫn…không vui
Theo nhận định của nhiều người làm công tác tuyển sinh lâu năm, đổi mới này sẽ không ảnh hưởng gì trong tuyển sinh đối với các trường “nhóm trên” và "nhóm giữa". Đối tượng bị tác động nhiều nhất là các trường “nhóm dưới”.
Ông Lê Công Huỳnh – Hiệu trưởng Trường ĐH Thành Tây nhận xét phương án này đem lại nhiều đổi mới, nhưng cũng có thể gặp cả khó khăn trong việc tuyển sinh. Theo ông Huỳnh, khi bộ công bố điểm sàn tức là đã xác định nguồn tuyển, nhưng 3 năm gần đây các trường ngoài công lập đều thiếu nguồn. Đổi mới cách xét tuyển phải đi liền với tạo cho các trường nguồn tuyển, nếu cho mở trường mà không có sinh viên để dạy thì trường sẽ chết non.
Lãnh đạo một trường đại học ngoài công lập khác cũng cho rằng cách này của bộ trên thực tế không giải quyết được việc không tuyển được thí sinh của các trường nhóm dưới. Năm 2011 bộ đã cho phép kéo dài việc xét tuyển đến giữa tháng 10, nhưng các trường vẫn không thể tuyển nổi do không có thí sinh chứ không phải thí sinh đang bận “chạy” chỗ khác. Theo ông này, với các trường khó tuyển bộ nên xem xét tới giải pháp hạ điểm sàn chứ không cần tới việc kéo dài thời gian xét tuyển tới tận cuối năm.
Thông tin từ Bộ GDĐT ngày 5.1 cho biết, Hội nghị tuyển sinh năm 2012 sẽ được hoãn lại. Cụ thể là ngày 27.12.2011, Bộ GDĐT có văn bản gửi các đại học, học viện; các trường đại học, cao đẳng về việc tổ chức Hội nghị Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng vào thứ bảy, ngày 14.1.2012.
Tuy nhiên, theo ông Phạm Mạnh Hùng – Chánh văn phòng Bộ GDĐT – cho biết: Do thời điểm tổ chức hội nghị cận kề với dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn – năm 2012, tình hình giao thông đi lại khó khăn; theo đề nghị của một số trường, để thuận tiện cho việc đi lại của đại biểu, Bộ GDĐT thông báo hoãn hội nghị nói trên. Dự kiến hội nghị được tổ chức vào tháng 2.2012, thời gian cụ thể bộ sẽ có thông báo sau.
|
Theo Ngân Anh
(laodong)
Bình luận (0)